Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Trong năm học 2025 - 2026, giáo viên và nhà trường tiếp tục sử dụng chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành; đồng thời chủ động điều chỉnh ngữ liệu, bài học, chủ đề giảng dạy sao cho phù hợp với thực tiễn địa phương và mô hình tổ chức chính quyền hai cấp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sẽ ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể nhằm bảo đảm việc triển khai diễn ra liên tục, không gián đoạn và sát với thực tế.

Từ ngày 1/7, sau sắp xếp địa giới hành chính cấp tỉnh và thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, nhiều ngữ liệu trong SGK không còn phù hợp với thực tế và cần phải thay đổi. Đơn cử, SGK Lịch sử và Địa lý lớp 5, bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống, ngay trong bài học đầu tiên, ở nội dung lãnh thổ và đơn vị hành chính, vẫn hiển thị nội dung “Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Sau sáp nhập, nội dung này không còn phù hợp với thực tế, nhưng SGK bản in thì chưa thể cập nhật ngay.

Học sinh tiểu học Hà Nội với sách giáo khoa và Chương trình GDPT 2018.
Học sinh tiểu học Hà Nội với sách giáo khoa và Chương trình GDPT 2018.

Thời điểm này, khi năm học mới 2025 - 2026 chuẩn bị cận kề, các nhà trường, thầy cô đều có chung mong muốn Bộ GDĐT cũng như các nhà xuất bản (NXB) thực hiện việc điều chỉnh trong thời gian nghỉ hè, để khi bước vào năm học mới học sinh, giáo viên sẽ học theo sách đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

PGS.TS Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam cho hay, đơn vị đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn rà soát nội dung SGK liên quan đến thay đổi địa giới hành chính, bao gồm: kiến thức, số liệu, địa danh, bản đồ, biểu đồ, thông tin kinh tế - xã hội... Kết quả rà soát đã được báo cáo Bộ GDĐT để xin ý kiến chỉ đạo điều chỉnh. Sau khi Bộ GDĐT ban hành nội dung cập nhật chương trình, NXB Giáo dục Việt Nam sẽ tiến hành chỉnh sửa SGK và trình Bộ thẩm định theo đúng quy trình. Việc sửa đổi SGK được thực hiện theo nguyên tắc bám sát yêu cầu cần đạt, cập nhật những nội dung cần thiết, nhưng hạn chế thấp nhất việc thay đổi nội dung đã ban hành, bảo đảm tính ổn định của SGK hiện hành. Đồng thời, phương pháp và nội dung kiến thức trong SGK cũng sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học. Do năm học mới đã sắp đến, SGK đã in gần xong, việc cập nhật chưa thể thực hiện ngay trong năm 2025.

Ông Tùng cũng cho biết thêm, trong năm học 2025 - 2026, theo chỉ đạo của Bộ GDĐT, các nhà trường vẫn tiếp tục sử dụng SGK hiện hành. Các nhà trường sẽ chủ động có cập nhật, điều chỉnh các nội dung bài học, sao cho phù hợp với thực tiễn địa phương và chính quyền hai cấp để tổ chức giảng dạy và học tập.

Cùng đó, theo đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC), ngay sau khi có văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT, đơn vị đã huy động các Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả bộ SGK Cánh Diều cùng đội ngũ biên tập viên và họa sĩ để rà soát các tên SGK cần sửa, lập danh mục các điểm cần điều chỉnh. Trước yêu cầu về các nội dung về kiến thức, số liệu, địa danh hay những thay đổi hành chính là điều quan trọng, VEPIC sẽ tập trung kiểm tra tính chính xác của kiến thức, sự phù hợp ngôn ngữ và hình ảnh, đảm bảo SGK sẽ dễ hiểu và mang tính sư phạm, trình Bộ GDĐT theo đúng quy trình.

Trước đó, năm học 2024 - 2025 là năm học Chương trình GDPT 2018 được tổ chức thực hiện xong một chu kỳ từ lớp 1 đến lớp 12 theo lộ trình. Trong bối cảnh cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ GDĐT đã xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính gồm: Lịch sử và Địa lý lớp 4, lớp 5, lớp 9; Địa lý lớp 12; Lịch sử và Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10. Theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, các môn này sẽ thực hiện các bước theo quy định để chỉnh sửa chương trình môn học làm căn cứ thực hiện chỉnh sửa SGK, như cập nhật yêu cầu cần đạt, nội dung kiến thức, địa danh, số liệu, bản đồ, biểu đồ và thông tin kinh tế - xã hội...

Hiện nay, có 3 bộ SGK thuộc 3 đơn vị gồm: NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, NXB Đại học Sư phạm TPHCM đang được triển khai dạy học tại các trường từ lớp 1 đến lớp 12.

daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Không cần lời nói, không cần kỹ thuật, những đứa trẻ khuyết tật đã kể câu chuyện của mình bằng những nét vẽ đầy cảm xúc trong triển lãm Children Art Exhibition 2025 đang diễn ra tại TP Hồ CHí Minh. Ở đó, nghệ thuật không còn là đích đến thẩm mỹ, mà là cánh cửa đầu tiên, cũng có khi là duy nhất để các em bước ra thế giới, để xã hội nhìn vào và thấu hiểu. 

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Kỳ vọng từ gia đình và nhà trường ngày một lớn, nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, mất động lực học tập, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có sự thay đổi từ gia đình và nhà trường, hệ lụy tâm lý ở học sinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Người thầy tận tụy, mẫu mực

Người thầy tận tụy, mẫu mực

Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” toàn tỉnh xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Điều chỉnh nội dung, hình thức đánh giá cấp quốc gia kết quả học tập của học sinh phổ thông

Điều chỉnh nội dung, hình thức đánh giá cấp quốc gia kết quả học tập của học sinh phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về đánh giá diện rộng cấp quốc gia chất lượng giáo dục phổ thông, để lấy ý kiến góp ý rộng rãi. Thông tư này được ban hành sẽ thay thế Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT ngày 3/11/2011 quy định về đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Tỏa sáng trí tuệ

Tỏa sáng trí tuệ

Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Lào Cai năm học 2025 - 2026, có 10 thủ khoa tiêu biểu ở các môn chuyên. Đây là kết quả của tinh thần học tập nghiêm túc, những ngày tháng miệt mài ôn luyện và sự kiên trì theo đuổi tri thức. Thành tích ấy không chỉ xứng đáng được ghi nhận, mà còn trở thành nguồn cảm hứng cho những thế hệ học sinh tiếp theo - những người đang bắt đầu viết giấc mơ của riêng mình.

Mùa hè ý nghĩa của trẻ em vùng cao

Mùa hè ý nghĩa của trẻ em vùng cao

Mùa hè của trẻ em thành phố là những chuyến du lịch cùng gia đình, về quê nội, ngoại hay khám phá các khu vui chơi cùng bố mẹ. Nhưng với trẻ em vùng cao, mùa hè là khoảng thời gian để giúp đỡ gia đình. Mùa hè với mỗi đứa trẻ đều có ý nghĩa khác nhau, dù đủ đầy hay vất vả, đều là những kỷ niệm đáng nhớ, đem lại nhiều bài học trong cuộc sống sau này.

fb yt zl tw