Chủ tịch UBND các huyện chịu trách nhiệm nếu để phát sinh, tái phát dịch tả lợn châu Phi

Đó là một trong những chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại văn bản số 3208/UBND -NLN ngày 18/6/2024 về việc đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
baolaocai-6-9138.jpg
Phun khử trùng khu vực buôn bán thịt gia súc nhằm hạn chế dịch bệnh phát sinh và lây lan.

Trước tình trạng nhiều địa phương trong cả nước đang bùng phát dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại lớn trong sản xuất, chăn nuôi, ngày 16/6/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 58/CĐ-TTg về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Căn cứ Công điện số 58/CĐ-TTg, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo:

Đối với các địa phương không có lợn bị dịch tả lợn châu Phi, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các ổ dịch cũ đã xảy ra từ các năm trước; ngăn chặn tình trạng nhập lợn và sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Quyết tâm trên tinh thần cao nhất, với các biện pháp đồng bộ, quyết liệt nhất để phòng, tránh, ngăn chặn không để dịch tả lợn châu Phi phát sinh trên địa bàn.

Các địa phương đã xảy ra dịch tả lợn châu Phi trong năm 2024 (Văn Bàn, Bảo Yên) mà để phát sinh, tái phát dịch thì Chủ tịch UBND các huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, phường, thị trấn tập trung chăm sóc, quản lý đàn lợn thịt hiện có để bảo vệ đàn vật nuôi, kịp thời xuất bán khi đến tuổi, trọng lượng phù hợp, góp phần ổn định giá thịt lợn và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Khuyến khích người chăn nuôi tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn nái.

Đối với các địa phương có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát; phối hợp với lực lượng chức năng quản lý biên giới để tổ chức tuần tra, phát hiện, tuyên truyền và xử lý các trường hợp buôn bán, nhập lậu, mang vác thuê, cho tặng gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm (qua việc thăm thân).

Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người chăn nuôi áp dụng triệt để các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi; kiểm soát chặt chẽ từ khâu con giống, thức ăn, nước uống, áp dụng biện pháp kỹ thuật, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Các sở, ngành, đơn vị liên quan chủ trì, phối hợp tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán gia súc, gia cầm, các sản phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm không đảm bảo quy định theo pháp luật hiện hành. Theo dõi sát tình hình, diễn biến cung cầu, thị trường đối với mặt hàng thịt lợn và sản phẩm thịt lợn để chủ động có phương án hoặc tham mưu UBND tỉnh có giải pháp chỉ đạo, bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường thịt lợn trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy sản xuất theo hướng hữu cơ vùng trung du và miền núi

Thúc đẩy sản xuất theo hướng hữu cơ vùng trung du và miền núi

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một trong những xu hướng nhằm phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Hiện nay, sản xuất theo hướng này đã và đang được nhiều địa phương thực hiện. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ có mặt ở vùng đồng bằng còn xuất hiện ở những địa bàn miền núi, nơi đồng bào dân tộc sinh sống. Việc sản xuất theo hướng này giúp nâng cao chất lượng, bảo đảm sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, gia tăng giá trị sản xuất.

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Bảo Thắng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lào Cai có 20 dân tộc cùng sinh sống. Nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình của Chính phủ và chủ trương trồng những cây có giá trị kinh tế cao, vận dụng linh hoạt chính sách giao đất, giao rừng đã tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, từ một huyện khó khăn, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã được cải thiện về kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực giảm nghèo

Tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực giảm nghèo

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ cơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi ở Lào Cai đã có sự chuyển biến rõ rệt, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo tại địa phương.

Bảo Thắng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

Bảo Thắng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp của huyện Bảo Thắng 5 tháng đầu năm 2024 đạt 57,6 triệu đồng, tăng 4,6 triệu đồng so với cùng kỳ. Để đạt được kết quả này, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Bản Hồ nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Bản Hồ nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Bản Hồ là xã vùng 3 của thị xã Sa Pa, có 7 thôn với 611 hộ, chủ yếu là dân tộc Dao (chiếm 42,5%) và dân tộc Tày (chiếm 35%). Thời gian qua, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo xã Bản Hồ đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong năm 2023, xã đạt thêm 3 tiêu chí là quy hoạch, giao thông và y tế.

Giảm phát thải trong canh tác nông nghiệp, thước đo giá trị nông sản

Giảm phát thải trong canh tác nông nghiệp, thước đo giá trị nông sản

Việt Nam đang đối mặt với việc thu hẹp sản xuất liên quan đến chất lượng đất đang bị suy thoái nghiêm trọng. Đây là ý kiến đưa ra tại hội thảo Hiện trạng và định hướng quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây tại TP.HCM.

9X khởi nghiệp từ mô hình nuôi ốc nhồi

9X khởi nghiệp từ mô hình nuôi ốc nhồi

Tự tìm tòi học hỏi, anh Trần Tuấn Anh ở xã Cam Đường (thành phố Lào Cai) đã xây dựng thành công mô hình nuôi ốc nhồi, cung ứng sản phẩm cho nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh, thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Đồng hành với nông dân phát triển sản xuất

Đồng hành với nông dân phát triển sản xuất

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát đã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn người dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia chuỗi giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

Phát triển nuôi cá “nhà giàu” ở Phúc Khánh

Phát triển nuôi cá “nhà giàu” ở Phúc Khánh

Tận dụng tiềm năng, lợi thế tại địa phương, một số hộ dân xã Phúc Khánh (Bảo Yên) đã phát triển nuôi cá tầm bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập và mở ra hướng đi mới cho phát triển kinh tế tại địa phương.

fb yt zl tw