Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Chủ động kiểm soát, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi

Chủ động kiểm soát, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi

Trước diễn biến phức tạp bệnh dịch tả lợn châu Phi, tỉnh Lào Cai tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sau thời gian bệnh dịch tả lợn châu Phi được khống chế, tháng 4/2023, bệnh tái phát với ổ dịch đầu tiên tại xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai). Gần đây nhất vào đầu tháng 8, dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn huyện Bát Xát, khi xã Cốc Mỳ có lợn ốm chết, kết quả mẫu xét nghiệm dương tính với virút dịch tả lợn châu Phi.

7.jpg

Ngay sau đó, UBND huyện Bát Xát chỉ đạo các xã, thị trấn và các đơn vị, phòng, ban chuyên môn tăng cường giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh, xử lý triệt để, tập trung khoanh vùng ổ dịch, truy tìm nguồn dịch, quản lý theo dõi; tiêu hủy lợn bệnh và cùng đàn, vệ sinh khử trùng, tiêu độc; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và các sản phẩm ra - vào vùng dịch...

Từ đầu năm đến nay, dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 10 xã thuộc 5 huyện, thị xã, thành phố, làm 109 con lợn mắc bệnh và cùng ô chuồng phải tiêu hủy. Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, thời gian tới nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục phát sinh và lây lan rất cao. Nguyên nhân là vi-rút bệnh dịch tả lợn châu Phi có khả năng đề kháng cao, tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền phức tạp và khó kiểm soát; bệnh chưa có thuốc điều trị; chăn nuôi nông hộ chiếm tỷ lệ lớn trong khi không đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học; việc buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn gia tăng vào các tháng cuối năm; thời tiết chuyển mùa thuận lợi cho mầm bệnh phát triển và gây bệnh…

2.jpg

Cách đây mấy năm, khi dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh “trắng tay” vì lợn nhiễm bệnh không thể cứu chữa. Thiệt hại kinh tế là một chuyện, vấn đề chính là nông dân nảy sinh tâm lý không tái đàn, bởi vắc-xin, vũ khí phòng bệnh chính, mới được phân bổ sử dụng trong điều kiện có giám sát tại một số khu vực cụ thể trên cả nước. Ngoài ra, thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh chưa có.

6.jpg

Gia đình chị Đỗ Thị Phương, xã Xuân Giao (Bảo Thắng) từng chịu thiệt hại nặng bởi dịch tả lợn châu Phi. Năm 2019, đàn lợn gần 100 con của gia đình bị mắc bệnh phải tiêu hủy, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Hơn 1 năm sau chị mới tiếp tục tái đàn, lần này chị thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Chị Phương cho biết: Thời điểm năm 2020, gần như các trang trại nuôi lợn ở xã bị nhiễm bệnh. Để bảo vệ đàn lợn, gia đình tôi tuyệt đối không cho người lạ vào trang trại. Qua mấy năm, trang trại của gia đình chưa có con lợn nào nhiễm bệnh.

Dù vậy, với kinh nghiệm chăn nuôi tích lũy được, chủ trang trại này suy nghĩ phải có vắc-xin mới yên tâm, nhất là khi tận mắt chứng kiến sức tàn phá của dịch tả lợn châu Phi tại các trang trại chăn nuôi trong xã, huyện. Vì vậy, ngay khi biết thông tin Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam cho thử nghiệm vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi, chị Phương đã đề nghị được tiêm thử nghiệm cho đàn lợn của gia đình. Sau quá trình tiêm vắc-xin, đàn lợn 47 con vẫn khỏe mạnh, phát triển bình thường. Kết quả mẫu máu kiểm tra kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng vắc-xin cho thấy lợn được tiêm vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi có tỷ lệ kháng thể đạt từ 93,34% trở lên.

3.jpg

Cùng với hộ chị Phương, có 2 hộ chăn nuôi khác trên địa bàn huyện Bảo Thắng cũng tiêm thử nghiệm vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đến nay, tất cả đàn lợn sau tiêm phòng đều khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Theo ông Lê Tân Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bước đầu triển khai tiêm thử nghiệm tại một số hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Bảo Thắng cho thấy tín hiệu tích cực trong phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi bằng vắc-xin. Sở đã phối hợp với đơn vị cung ứng tổ chức hội thảo triển khai giải pháp sử dụng vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể gây chết 100% lợn mắc bệnh, hiện chưa có thuốc chữa. Người chăn nuôi cần nhận thức rằng nếu không chấp nhận đầu tư chi phí để tiêm vắc-xin phòng bệnh thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiệt hại rất lớn, thậm chí mất trắng nếu phát sinh dịch bệnh trên đàn lợn của gia đình.

Thời điểm này, các đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người chăn nuôi, rà soát nhu cầu, cung ứng kịp thời, đủ số lượng vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi và một số vắc-xin phòng bệnh khác phục vụ tiêm phòng, góp phần bảo vệ đàn lợn ở các địa phương.

- ông Lê Tân Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

fb yt zl tw