Triển khai giải pháp sử dụng vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi

Sáng 23/11, tại huyện Bảo Thắng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện Bảo Thắng và Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam tổ chức Hội thảo triển khai giải pháp sử dụng vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

baolaocai_1.jpg
Quang cảnh hội thảo.

Dự hội thảo có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố; đại diện Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai; Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam; đại diện một số doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, cơ sở, hộ nông dân chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh và một số đơn vị có liên quan.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn do vi-rút gây ra. Bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng và có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh.

baolaocai_2.jpg
Các đại biểu dự hội thảo.

Tại Lào Cai, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra đầu tiên từ năm 2019. Khi đó, dịch bệnh xảy ra tại 6.698 hộ (chiếm 9,41% số hộ chăn nuôi toàn tỉnh) làm 36.881 con lợn mắc bệnh và cùng đàn phải tiêu hủy; số lượng tiêu hủy hơn 7% tổng đàn lợn toàn tỉnh. Tỉnh thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch như: Tập trung lực lượng khoanh vùng khống chế, thực hiện phun hoá chất khử trùng, tiêu độc tại ổ dịch và khu vực xung quanh; tiêu hủy gia súc mắc bệnh theo quy định; giám sát chặt chẽ ổ dịch... Tuy nhiên dịch bệnh vẫn chưa được khống chế hoàn toàn.

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, từ năm 2019 đến năm 2023 ước tổng thiệt hại do dịch bệnh gây ra hơn 200 tỷ đồng.

baolaocai_4.jpg
Các hộ chăn nuôi nghiên cứu tài liệu hội thảo.

Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, trong thời gian tới nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục phát sinh và lây lan là rất cao. Nguyên nhân là vi-rút bệnh dịch tả lợn châu Phi có khả năng đề kháng cao, tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền phức tạp và khó kiểm soát; bệnh chưa có thuốc điều trị; chăn nuôi nông hộ chiếm tỷ lệ lớn trong khi không đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học; việc buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn gia tăng vào các tháng cuối năm; thời tiết chuyển mùa thuận lợi cho mầm bệnh phát triển và gây bệnh…

Tại hội thảo, đại diện Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam đã thông tin về tình hình nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm vắc-xin AVAC ASF LIVE; đặc tính kỹ thuật và cách thức sử dụng loại vắc-xin này.

Cụ thể, vắc-xin AVAC ASF LIVE do Công ty CP AVAC Việt Nam phát triển, được Cục Thú y cấp giấy chứng nhận lưu hành vào ngày 8/7/2022. Vắc-xin chỉ sử dụng trên lợn thịt khỏe mạnh từ 4 tuần tuổi trở lên với liều dùng 2ml/con, chỉ dùng một liều. Sau 2 - 4 tuần, lợn bắt đầu được bảo hộ và thời gian bảo hộ kéo dài ít nhất 5 tháng.

1.jpg
Giới thiệu về vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi cho các hộ chăn nuôi.

Kể từ khi được cấp phép lưu hành đến nay, Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam đã phối hợp và tổ chức tiêm được hơn 605.211 liều vắc-xin cho lợn thịt từ 4 tuần tuổi tại 596 cơ sở, trang trại thuộc 34 tỉnh, thành phố trên cả nước. Sau quá trình sử dụng, lợn được tiêm vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi có tỷ lệ kháng thể đạt từ 93,34% trở lên. Lợn khỏe mạnh, phát triển bình thường và không phát hiện biểu hiện bất thường liên quan đến vắc-xin kể từ khi tiêm phòng cho đến lúc xuất bán.

Tại Lào Cai, ngày 27/10/2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam kiểm tra lâm sàng và tiến hành tiêm phòng vắc-xin AVAC ASF LIVE cho 63 con lợn của 3 hộ chăn nuôi của huyện Bảo Thắng. Đến thời điểm hiện tại, đàn lợn sau tiêm phòng vẫn phát triển bình thường và dự kiến ngày 24/11/2023 lấy mẫu máu kiểm tra kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng vắc-xin.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận làm rõ hơn về tình hình bệnh dịch động vật trên cả nước và địa bàn tỉnh Lào Cai; chia sẻ những thông tin về đặc điểm dịch tễ, cách nhận biết, các biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; phổ biến các thông tin về tác dụng, hiệu quả, vai trò, cách sử dụng của vắc-xin AVAC ASF LIVE phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất. Ngoài ra, các đại biểu được hướng dẫn cách thức tổ chức tiêm phòng và đối tượng vật nuôi thuộc diện tiêm để nâng cao hiệu quả phòng bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw