“Chủ nợ” của ngân hàng

LCĐT - Họ là những nông dân quanh năm chân lấm tay bùn. Trước đây, họ từng vay vốn của ngân hàng để phát triển kinh tế gia đình, sau một thời gian chăm chỉ làm ăn đã có tiền gửi tiết kiệm và nghiễm nhiên trở thành “chủ nợ” của ngân hàng.

Năm 2020, dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương, nhưng riêng “thủ phủ” quế Nậm Đét (Bắc Hà) lại đón những niềm vui mới. Quế được mùa, giá quế đạt đỉnh trong vòng 10 năm qua, nông dân phấn khởi. Điều đó lý giải vì sao Nậm Đét là vùng đất có nhiều “chủ nợ” ngân hàng nhất huyện Bắc Hà.

“Chủ nợ” của ngân hàng ảnh 1
Từ cây quế, nhiều nông dân trở thành “chủ nợ” của ngân hàng.

Đón tôi với nụ cười rạng rỡ, chị Tráng Thín Phấn, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Bắc Hà bảo: “Cách đây gần 20 năm, bước chân vào ngành ngân hàng với vai trò là một cán bộ tín dụng thu hồi nợ quá hạn, tôi từng e ngại khi tới các xã Nậm Lúc, Nậm Đét, Nậm Khánh bởi đường đi lại khó khăn và có một số hộ rất khó trả nợ. Giờ đây mọi chuyện đã khác, Nậm Đét không chỉ là thủ phủ của cây quế mà còn trở thành thủ phủ của những người gửi tiết kiệm cho ngân hàng”.

Để minh chứng điều này, chị Phấn gọi điện cho cán bộ tín dụng Phòng Giao dịch Bảo Nhai dẫn tôi vào vùng quế Nậm Đét, nơi định cư của rất nhiều “chủ nợ” ngân hàng. Chị Mai cán bộ tín dụng phải liên hệ trước giúp chúng tôi vì những nông dân ở đây cả ngày làm việc trên rừng, đến tối mới về nhà nghỉ để sáng hôm sau tiếp tục công việc, gặp được họ không phải dễ.

Khi đặt bước chân đầu tiên đến Nậm Đét, tôi đã cảm nhận được nét đặc trưng của vùng trồng quế. Đúng như người Nậm Đét thường nói “mọi con đường ở Nậm Đét đều dẫn về các rừng quế”. Những rừng quế ngát xanh vươn mình trong nắng, hương thơm tỏa ngào ngạt, say đắm lòng người. Cây quế như bạn tri kỷ cùng người Nậm Đét vượt qua bao khó khăn nên họ quý lắm. Cây quế được cụ Triệu Mùi Pham, khi đó là một đảng viên gương mẫu cùng một số người dân trong xã đưa từ vùng đất Yên Bái lên trồng ở Nậm Đét những năm 80 của thế kỷ trước. Từ những cây quế đầu tiên, giờ diện tích quế ở Nậm Đét đã phát triển lên gần 2.000 ha. Cây trồng này giúp nhiều hộ gia đình ở Nậm Đét có cả trăm triệu đồng tiết kiệm gửi ngân hàng.

Ông Đặng A Nhẩy chăm chỉ làm lụng và có một khoản tích cóp gửi ngân hàng.

Ông Đặng A Nhẩy chăm chỉ làm lụng và có một khoản tích cóp gửi ngân hàng.

Người tôi gặp và trò chuyện đầu tiên là ông Đặng A Nhẩy, 57 tuổi. Lúc đầu, ông Nhẩy không hề muốn chia sẻ về số tiền tiết kiệm gửi ngân hàng của gia đình, nhưng sau một hồi kể chuyện làm ăn, ông quyết định kể. Ông cho biết, để có tiền tích cóp gửi ngân hàng, vợ chồng ông đã phải trải qua một hành trình đầy vất vả. “Trước đây, vợ chồng tôi chỉ biết cấy lúa, trồng ngô, thu nhập không đủ chi tiêu hằng ngày, vợ tôi phải vá chỗ nọ, co chỗ kia. Cuối vụ lúa đi vay thóc rồi đầu vụ lo trả nợ bà con hàng xóm”, ông Nhẩy nhớ lại năm tháng thiếu thốn, trong lòng không khỏi rưng rưng.

Năm 1986, nhà ông Nhẩy nghèo lắm, trong nhà không còn một đồng để mua gạo, vợ chồng đành bán con trâu duy nhất lấy tiền mua gạo ăn hằng ngày. Với nông dân, phải bán trâu cày là điều cực chẳng đã nhưng hoàn cảnh bấy giờ khiến họ phải đi đến quyết định không đành.

Đến năm 1992, ông Nhẩy bàn với vợ vay tiền ngân hàng đầu tư trồng quế. Giá quế ổn định, cuộc sống của gia đình dần giải quyết được các bế tắc, ông đã trả được nợ và còn có tiền gửi ngân hàng. Giải thích lý do chủ nợ Đặng A Nhẩy tin tưởng với kênh gửi tiết kiệm cho ngân hàng là vì tính an toàn, cho dù lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm có thời điểm xuống thấp. Đến nay, vợ chồng ông đã có 200 triệu đồng gửi ngân hàng.

Người có tuổi thường đưa ra lựa chọn an toàn nhưng không ít người trẻ ở Nậm Đét cũng tin tưởng vào kênh gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Bên cạnh việc sử dụng tiền đầu tư để sinh lời thì họ vẫn dành một khoản thiết lập sổ tiết kiệm. Anh Triệu Phúc Tình, một nông dân trồng quế trẻ tuổi khá thành công ở Nậm Đét tâm sự: “Mỗi năm, sau khi cân đối thu chi trong gia đình, tôi thường dành một khoản gửi ngân hàng. Có thời điểm, tôi gửi tiết kiệm được 500 triệu đồng”.

“Chủ nợ” Triệu Phúc Tình sinh năm 1980 cũng đi lên từ cây quế. Gia đình anh hiện có 14 ha quế, thu nhập hằng năm hàng trăm triệu đồng. Không chỉ phát triển diện tích quế ở trong thôn, anh Triệu Phúc Tình còn mua nhiều rừng quế ở các xã lân cận để chăm sóc, khai thác. Năm 2018, anh cùng một số người bạn trong xã thành lập hợp tác xã quế hữu cơ nhằm hướng nông dân trên địa bàn trồng quế sạch và tiêu thụ quế cho bà con trong xã. Không kể nhiều về mình, anh Triệu Phúc Tình bảo với tôi rằng: Đối với nông dân vùng cao, hạnh phúc nhất là được ở lại quê mình phát triển kinh tế, làm giàu mà không phải lang thang nơi xứ người.

Người dân trên địa bàn xã Nậm Đét hiện có tới vài chục tỷ đồng gửi ngân hàng. “Chủ nợ” là danh xưng các ngân hàng thân thiện đặt cho khách hàng gửi tiết kiệm nhưng phần nào phản ánh được sự tự chủ về kinh tế của nông dân Nậm Đét thời 4.0. Chúng tôi đã trực tiếp được đến vùng đất có nhiều chủ nợ của ngân hàng để cảm nhận tiềm năng phát triển kinh tế bền vững nơi đây. Đây cũng là đối tượng khách hàng được các ngân hàng chăm sóc bởi trong thời điểm hiện tại, huy động tiền gửi tiết kiệm là nhiệm vụ khó khăn do hạn chế ở lãi suất huy động. Với nông dân Nậm Đét, họ vẫn tin tưởng ngân hàng là một kênh tiết kiệm, tích lũy an toàn, đem lại cho họ những cái Tết ấm no, bền vững...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

fb yt zl tw