'Chốt kịch bản' kích cầu du lịch 2025: Tập trung hút khách quốc tế

Không chỉ tập trung quảng bá tại một số thị trường trọng điểm, các dịch vụ như vận tải, lưu trú, ăn uống, giải trí, mua sắm, chăm sóc sức khỏe cũng được ưu đãi tới 50% tùy từng hạng mục...

1.jpg
Hội chợ du lịch quốc tế là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá hình ảnh.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa chính thức công bố Chương trình kích cầu du lịch năm 2025 với chủ đề “Việt Nam - Đi để yêu,” nhằm thu hút khách quốc tế, đặc biệt từ Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ là ba quốc gia được miễn thị thực từ ngày 1/3-31/12.

Theo đó, chương trình kích cầu sẽ bao gồm nhiều hoạt động quảng bá, ưu đãi và sự kiện quan trọng. Đáng chú ý, các khu du lịch, danh lam thắng cảnh sẽ áp dụng chính sách miễn, giảm phí tham quan; nhiều gói dịch vụ lưu trú, vận tải, ăn uống, giải trí được ưu đãi lên tới 50%. Các chương trình du lịch đa dạng sẽ được thiết kế để phù hợp với thị hiếu của khách quốc tế, từ du lịch văn hóa, ẩm thực đến du lịch sinh thái, golf, nghỉ dưỡng…

Các loại hình dịch vụ ưu đãi tới 50%

Chương trình kích cầu du lịch năm 2025 với nhiều hoạt động, sự kiện, nội dung phong phú được kỳ vọng góp phần hoàn thành chỉ tiêu đạt 22-23 triệu lượt khách quốc tế, 120-130 triệu lượt khách nội địa trong năm nay; tạo đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo, đáp ứng yêu cầu phát triển tăng tốc, bứt phá của ngành du lịch, phù hợp với lộ trình phát triển của nền kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước.

Đặc biệt, chương trình có nhiều ưu đãi về giá cả, dịch vụ, gia tăng trải nghiệm cho du khách. Theo đó, các khu du lịch, điểm du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh sẽ miễn, giảm phí tham quan cho khách du lịch.

Các dịch vụ như vận tải khách du lịch, lưu trú, ăn uống, giải trí, mua sắm, chăm sóc sức khỏe được ưu đãi lên tới 50% tùy từng hạng mục và điều kiện áp dụng do các doanh nghiệp du lịch, vận tải và nhà cung cấp dịch vụ công bố…

Du khách tìm hiểu thông tin điểm đến tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội.
Du khách tìm hiểu thông tin điểm đến tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội.

Nhiều hoạt động, sự kiện được tổ chức với mong muốn góp phần thu hút khách du lịch, nổi bật là các diễn đàn, hội nghị quốc tế do Việt Nam đăng cai tổ chức như: Diễn đàn Tương lai ASEAN; Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030; Hội nghị Bộ trưởng Cơ quan Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển; Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025; Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025; Hội chợ Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE Thành phố Hồ Chí Minh 2025…

Hợp tác liên kết các điểm đến, sản phẩm dịch vụ tạo ra các gói kích cầu dành cho khách du lịch cũng sẽ được đẩy mạnh trong năm nay. Các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp sẽ chủ động xây dựng và bán các gói sản phẩm du lịch liên kết như: Gói sản phẩm du lịch văn hóa, di sản; Gói sản phẩm du lịch ẩm thực; Gói sản phẩm du lịch golf; Gói sản phẩm du lịch sinh thái, nông nghiệp, nông thôn…

Liên kết các địa phương, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ du lịch từ vận chuyển, mua sắm, ẩm thực, tham quan, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, hội nghị, hội thảo, thể thao, sự kiện cũng được đẩy mạnh nhằm tạo ra các gói kích cầu hấp dẫn; thu hút sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch.

Tập trung quảng bá tại các thị trường trọng điểm

Theo kế hoạch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan triển khai mạnh mẽ hoạt động xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm như Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ. Đặc biệt, Tuần Văn hóa - Du lịch Việt Nam cũng sẽ diễn ra tại các quốc gia châu Âu này nhằm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao... Đồng thời, các hãng hàng không trong và ngoài nước cũng được khuyến khích tăng tần suất bay, mở thêm đường bay thẳng để phục vụ lượng khách quốc tế ngày càng tăng.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam sẽ chủ trì tổ chức các chương trình tọa đàm, hội thảo phát triển sản phẩm du lịch, kết nối doanh nghiệp và tổ chức khảo sát điểm đến dành cho các hãng lữ hành quốc tế.

Slogan của Du lịch Việt Nam.
Slogan của Du lịch Việt Nam.

Một trong những điểm nổi bật của Chương trình kích cầu du lịch năm 2025 là sự kết hợp giữa quảng bá với công nghệ thông qua chuyên trang kích cầu du lịch để các doanh nghiệp và địa phương cập nhật thông tin, chương trình khuyến mãi và sự kiện đặc biệt. Truyền thông trên các nền tảng số, mạng xã hội và trang web chính thức của ngành du lịch sẽ được đẩy mạnh nhằm tiếp cận tối đa du khách.

Chương trình kích cầu cũng khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam đăng ký tham gia tổ chức tour du lịch theo chương trình miễn thị thực. Các doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng dịch vụ, hợp tác với các hãng hàng không, khách sạn và điểm tham quan để đưa ra các gói tour hợp lý, hấp dẫn.

Để đảm bảo sự tham gia đồng bộ và hiệu quả, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và công bố kế hoạch kích cầu riêng, kết hợp với thế mạnh du lịch địa phương. Các điểm đến như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Huế và Hạ Long sẽ đóng vai trò trọng tâm trong chiến dịch này.

Chương trình kích cầu du lịch năm 2025 là một phần quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP về miễn thị thực cho công dân ba nước Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ cũng như thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng du lịch.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Với dòng chảy uốn lượn ôm trọn Thủ đô Hà Nội, sông Hồng không chỉ tạo nên bề dày văn hóa - lịch sử mà còn góp phần hình thành cảnh quan, bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp, kết nối giao thông đường thủy với các địa phương. Dòng chảy sông Hồng còn có vai trò kết nối quá khứ với hiện tại, giữa các không gian cũ - mới của đô thị và kết nối các hoạt động của người dân địa phương với trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.

Lần đầu tiên 200 du khách Iran bay charter đến Việt Nam

Lần đầu tiên 200 du khách Iran bay charter đến Việt Nam

Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết vừa đón 200 du khách trên chuyến bay charter từ Iran đến TP Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên một hãng hàng không charter VIP từ Iran khai thác đường bay trực tiếp đến Việt Nam, mở ra cơ hội phát triển và mở rộng thị trường khách quốc tế.

Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhắc tới Hưng Yên chắc hẳn nhiều người đều nghĩ đến câu “nhất Kinh Kỳ, nhì Phố Hiến”. Nơi đây từng là thương cảng tấp nập người mua, kẻ bán, “tiểu Tràng An”, ngày nay là vùng đất mang đặc sản đậm tình quê, là nét xưa hoài cổ bình yên và mộc mạc.

Phong Nha: Điểm đến tiết kiệm nhất mùa xuân

Phong Nha: Điểm đến tiết kiệm nhất mùa xuân

Nếu như Đà Lạt được lựa chọn là điểm đến tiết kiệm nhất vào kỳ nghỉ lễ cuối năm thì mùa xuân này, Phong Nha nổi bật là điểm đến tiết kiệm nhất tại châu Á, đưa Việt Nam trở thành lựa chọn hàng đầu cho những ai khao khát một chuyến phiêu lưu trọn vẹn, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên xanh mướt với những hang động kỳ vĩ, hòa mình trải nghiệm văn hóa, ẩm thực địa phương mà vẫn tiết kiệm.

Ngày 2: Về làng Vũ Đại thăm nhà Bá Kiến

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 2: Về làng Vũ Đại thăm nhà Bá Kiến

Làng Vũ Đại nổi tiếng trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao thực tế được lấy nguyên mẫu từ làng Đại Hoàng, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây cũng là địa điểm tiếp theo trong hành trình du lịch ngược sông Hồng mà chúng tôi tìm đến.

Ngày 1: Từ nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 1: Từ nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả

Chìm đắm trong vẻ đẹp bất tận của dòng sông mang sắc đỏ, hành trình dài đưa chúng tôi đến cuối nguồn - nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả, rồi lại ngược dòng trở về Lào Cai - nơi đầu nguồn sông mẹ. Sông Hồng còn nhiều tên gọi khác như: Nhị Hà, Hồng Hà, sông Cái, sông Thao, mỗi vùng đất dòng sông chảy qua mang một vẻ đẹp riêng. Hành trình cả ngàn kilômét đi qua 9 tỉnh, thành phố, dòng sông mẹ như nhạc trưởng dẫn dắt bản giao hưởng của thiên nhiên, đưa chúng tôi từ bất ngờ này đến thú vị khác.

Thái Lan sắp hủy chương trình miễn thị thực 60 ngày

Thái Lan sắp hủy chương trình miễn thị thực 60 ngày

Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan Sorawong Thienthong hôm qua (17/3) cho biết, các bộ, ngành liên quan đã nhất trí về nguyên tắc sẽ giảm thời gian miễn thị thực từ 60 ngày hiện nay xuống còn 30 ngày do quan ngại việc nhiều doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng chương trình này để hoạt động bất hợp pháp.

Cơ hội để "du lịch hoa" trở thành thương hiệu

Cơ hội để "du lịch hoa" trở thành thương hiệu

Những năm gần đây, trào lưu du lịch theo các mùa hoa đang ngày càng phát triển mạnh. Hà Nội nổi tiếng với cúc họa mi tinh khôi, những vườn đào thắm sắc; Mộc Châu (Sơn La) được mùa du lịch nhờ hoa mận; Hà Giang là điểm đến của khách “săn” hoa tam giác mạch; Đà Lạt (Lâm Đồng) là thiên đường mai anh đào,… Đây là cơ hội để các tỉnh, thành phố tạo thêm sản phẩm du lịch theo mùa hoa hấp dẫn; song cần triển khai những giải pháp bền vững.

Mù Cang Chải khai thác tiềm năng phát triển du lịch

Mù Cang Chải khai thác tiềm năng phát triển du lịch

Mù Cang Chải là huyện vùng cao của Yên Bái, 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nền văn hóa phong phú mang đậm bản sắc dân tộc… Mỗi năm Mù Cang Chải đón hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Để thúc đẩy phát triển du lịch, thời gian qua, huyện đã tập trung khai thác tối đa tiềm năng, đẩy mạnh liên kết vùng nhằm phát triển du lịch địa phương.

Cân nhắc khi khai thác du lịch từ phim trường

Cân nhắc khi khai thác du lịch từ phim trường

Những năm gần đây, việc khai thác du lịch từ các phim trường đã trở thành hướng đi hấp dẫn, vừa giúp quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước, vừa tiết kiệm kinh phí đầu tư, gia tăng nguồn thu cho địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh luận về tính phù hợp của từng phim trường với đặc điểm bối cảnh và điều kiện thực tế của mỗi địa phương.

Khám phá cung đường đẹp như tranh giữa đại ngàn Trường Sơn

Khám phá cung đường đẹp như tranh giữa đại ngàn Trường Sơn

Đường Hồ Chí Minh nhánh tây từ Quảng Bình đến Quảng Trị luôn cuốn hút du khách bởi không gian vắng vẻ, yên tĩnh giữa đại ngàn Trường Sơn và những địa danh đã đi vào lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc. Vẻ thâm u nhưng khoáng đạt, hoang sơ nhưng tuyệt đẹp của cảnh quan dọc tuyến đường lịch sử này đang dần mở ra triển vọng về phát triển du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, đưa du khách trở lại với Trường Sơn huyền thoại.

Xúc tiến quảng bá du lịch tại chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025"và Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025

Xúc tiến quảng bá du lịch tại chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025"và Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025

Tại chuỗi sự kiện “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" và Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025, Lào Cai đã giới thiệu, trưng bày, quảng bá nhiều sản phẩm OCOP, du lịch và dự án du lịch.

fb yt zl tw