Chồng chéo trong xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân hiện nay, trong đó có việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân (NNND), Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) gặp nhiều bất cập và cần thống nhất về đầu mối quản lý nhà nước.

Đó là thông tin được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Hiện tại, hồ sơ này được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân đến ngày 1/9.

Chồng chéo trong xét tặng danh hiệu nghệ nhân -0

Lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. 

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Điều 26, Luật Di sản văn hóa hiện hành quy định nhiều chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, trong đó có tặng, truy tặng huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các hình thức tôn vinh khác. Tuy nhiên, đến nay mới thực hiện được nội dung về “tặng danh hiệu vinh dự nhà nước” thông qua việc Chính phủ ban hành 2 Nghị định.

Nghị định số 62/2014/NĐCP quy định về xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và Nghị định số 123/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. Việc xây dựng 2 Nghị định và giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công Thương phụ trách để cùng xét phong tặng danh hiệu NNND, NNƯT cho các đối tượng thuộc cùng lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể  tạo ra những bất cập. Bởi lẽ, nghề thủ công truyền thống là một trong các lĩnh vực của di sản văn hóa phi vật thể. Một đối tượng thuộc lĩnh vực nghề thủ công truyền thống có thể chọn nộp hồ sơ cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc cho Sở Công Thương hoặc cùng lúc nộp cho cả 2 Sở. Đã có trường hợp bị loại ở hội đồng này rồi lại nộp hồ sơ sang hội đồng kia và cá nhân đã là NNƯT theo Nghị định này nộp hồ sơ xét phong tặng NNND theo Nghị định kia.

Tiêu chí để xét danh hiệu của 2 Nghị định nói trên có những điểm khác biệt trong khi cùng hướng đến một danh hiệu. Tiêu chí xét danh hiệu quy định trong Nghị định 62 có tính định tính cao trong khi tiêu chí quy định trong Nghị định 123 tập trung nhiều vào tính định lượng, sản phẩm, thành tích cụ thể. Điều này dẫn đến việc cùng một danh hiệu cho đối tượng cùng là thực hành di sản văn hóa phi vật thể nhưng được xét bởi hai bộ tiêu chí khác nhau.

Chưa kể, nhận thức của các cá nhân là thành viên hội đồng các cấp của hai “luồng” xét này không đồng đều. Luật Thi đua, Khen thưởng quy định danh hiệu NNND, NNƯT dành cho đối tượng thực hành trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trong khi các cấp hội đồng thuộc lĩnh vực nghề thủ công truyền thống chỉ tập trung vào kỹ năng, kỹ thuật, am hiểu của nghệ nhân qua các sản phẩm vật chất cụ thể. Để khắc phục các bất cập, sự chồng chéo trong xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT, cần thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể.

Báo Công an Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

fb yt zl tw