Chơi chuyền, có ai còn nhớ…

LCĐT - Tranh thủ dịp hè, tôi cho bọn trẻ về quê chơi. Quê hương giờ đã đổi thay rất nhiều, nhưng vẫn có nhiều thứ mà chỉ cần nhìn lướt qua thì bao ký ức, bao kỷ niệm một thời thơ ấu nơi làng quê yên bình này lại ùa về trong tôi…

Đang thong thả dắt lũ trẻ sang nhà cụ ngoại chơi, tôi bỗng bị thu hút bởi một nhóm trẻ ríu rít chơi trò gì đó trên sân nhà cụ. Hóa ra chúng chơi chuyền - trò chơi mà một thời mấy chị em tôi cũng từng hào hứng, mải miết chơi cả ngày không biết chán. Đã lâu lắm rồi tôi mới lại thấy trẻ con chơi trò này.

Bọn trẻ bỏ tay tôi lao lên sân xem các chị chơi khiến tôi cũng đưa chân theo chúng. Và rồi, những ký ức tuổi thơ với trò chơi dân gian này lại ùa về. Ngày ấy, chúng tôi còn gọi trò này là chơi chắt hoặc chơi mốt. Trò chơi này thường chỉ có con gái hay chơi. Đồ chơi bao gồm: Mười que nhỏ dài bằng nhau và một quả cái hay còn gọi là quả chuyền.

Chơi chuyền là trò chơi dân gian được nhiều thế hệ thiếu nhi yêu thích. (Ảnh: Sưu tầm)

Chơi chuyền là trò chơi dân gian được nhiều thế hệ thiếu nhi yêu thích.

                                                                                    (Ảnh: Sưu tầm)

Mười que nhỏ có thể được vót bằng tre hoặc nứa dài cỡ hơn một gang tay. Nhưng ngày ấy, tôi rất thích dùng thân cây tế để làm que chuyền, vì chúng nhẵn bóng, có màu vàng nâu đẹp mắt lại không phải mất công vót. Ở quê tôi, cây tế mọc dại bên sườn đồi hoặc các ta-luy rất nhiều. Chỉ cần chọn khoảng 6 - 7 cây dài, thẳng, thân to tầm chiếc đũa là có thể làm được một bộ que chuyền đẹp mê ly.

Còn quả chuyền thì chúng tôi thường lấy quả chanh hoặc quả bòng nhỏ trong vườn nhà. Để không bị mẹ mắng vì tội suốt ngày vặt chanh, tôi thường nhặt những quả bòng non bị rụng làm quả chuyền, vừa mềm, vừa nhẹ. Sau này chúng tôi phát hiện, quả bóng bàn cũng có thể làm quả chuyền.

Tôi vẫn nhớ ngày ấy, hầu như tất cả những đứa bé gái tầm 6 tuổi trở lên ở quê tôi biết chơi chuyền. Cứ tranh thủ những lúc rảnh chúng tôi lại túm năm, tụm ba rủ nhau chơi trò này. Chơi chuyền đòi hỏi sự khéo léo, biết tung, hứng nhịp nhàng để vừa lấy được que vừa bắt được quả chuyền. Có thể chơi hai người, cũng có thể chơi với bốn, năm người, trên nền đất phẳng. Để dễ chơi, cần tìm một vật kê một đầu que chuyền cho dễ nhặt. Có đứa dùng chân, có đứa dùng một que gỗ… Tôi thường lấy cán chổi đặt trước mặt để tung quả và rải que sao cho cả mười que chuyền đều ghếch một đầu lên đó. Nếu quá đà, que chuyền chạm một đầu hoặc rơi sang bên kia cán chổi thì coi như bị “sang sông”, tức là phải nhường lượt chơi cho người khác. Không ít lần tôi bị mất lượt vì như vậy. Thật không dễ dàng để một người có thể chơi hết 10 bàn chuyền.

Điều thú vị ở trò chơi này là khi chơi, phải vừa đọc thơ vừa lấy que chuyền. Mỗi bàn một vần điệu nghe rất vui tai: Que mốt, que mai, cái trai, cái hến, con nhện chăng tơ, quả mơ, quả mận chần chẫn lên bàn hai; Đôi chúng tôi, đôi chúng nó, đôi con chó, đôi con mèo, đôi trèo ba; Ba lá đa, ba lá đề…. Cứ như vậy đến hết bàn mười thì chuyển sang bài chuyền vòng tròn. Có thể lựa chọn chuyền một vòng, chuyền hai vòng hoặc chuyền ba, chuyền năm… tùy sự khéo léo của mỗi người.

Tôi thường chọn chuyền hai vòng hoặc ba vòng. Tức là tung quả cái lên thật cao, trước khi quả rơi xuống thì phải nhanh tay xoay vòng nắm que chuyền trên tay đủ hai vòng, hoặc ba vòng rồi lại bắt lấy quả cái. Nếu chuyền mà không khéo để rơi que chuyền hoặc không bắt được quả cái thì mất lượt chơi.

Ngày ấy, trò chơi dân gian đơn giản mà thú vị này khiến bọn trẻ chúng tôi mải miết chơi đến nỗi đôi khi quên cả giờ nấu cơm, mãi đến khi mẹ đứng ở đầu nhà gọi vang khắp xóm mới hốt hoảng, tất tả chạy về.

Bây giờ, tôi ít thấy trẻ con chơi chuyền nữa, nhất là những đứa trẻ sống ở thành thị. Nhưng tôi tin, chỉ cần được truyền cảm hứng, được trải nghiệm, được tận mắt thấy bọn trẻ sẽ cũng thích và chơi được như tuổi thơ bao thế hệ người Việt đã nằm lòng và những trò chơi dân gian như chơi chuyền sẽ không chỉ còn trong ký ức…                               

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

fb yt zl tw