Chinh phục ''sống lưng khủng long'' Bình Liêu

Dường như mùa thu đẹp khiến con người ta trào dâng nhiều khát vọng hơn. Chúng tôi đã có 3h đồng hồ cùng nhau chinh phục ''sống lưng khủng long'' ở Bình Liêu và đặt chân lên đỉnh cao 1.305 m trong một sáng mùa thu đẹp tuyệt.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Để có thể lên được đỉnh cao 1305m so với mặt biển ở Bình Liêu, cưỡi lên "sống lưng khủng long" thiên nhiên hùng vĩ tại nơi được ví như là Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ thì một hành trình khoa học, phù hợp là điều quan trọng đầu tiên.

Những dãy núi ngủ vùi trong sương sớm.

Từ Hà Nội, chúng tôi khởi hành từ đầu giờ chiều, sao cho khi trời bắt đầu tối là phải đặt chân đến điểm dừng nghỉ ở Thị trấn Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Trời chiều miền núi nhanh tối, bữa cơm tối đặt sẵn với các món đặc sản của thị trấn gần biên cương như lẩu ngan đen, cá suối cuốn lá lốt, khâu nhục, thịt lợn gác bếp… rất nóng sốt, ngon lành đã giúp cả đoàn đủ sức khỏe để 5h sáng ngày mai bước vào hành trình chinh phục "sống lưng khủng long"

"Sống lưng khủng long" vắt ngang qua các ngọn núi dài bất tận thách thức tất cả, không loại trừ một ai!

Mặc dù qua sách báo, qua bạn bè, ai cũng có những mường tượng nhất định về hành trình trên lưng chú khủng long dẫn đến đỉnh cao 1305m so với mực nước biển khắc nghiệt thế nào. Nhưng khi đứng ở dưới chân núi, ngước lên nhìn, phóng tầm mắt ra khắp bốn phương tám hướng, trước không gian đẹp tuyệt, rợn ngợp, nhắm mắt hít đầy buồng phổi luồng không khí tươi loãng ngay dưới chân đỉnh núi thần thánh, thực sự chúng tôi ai cũng cảm thấy choáng váng: Nó quá cao và "sống lưng khủng long" quá dài!

Leo giữa trời.

"Sống lưng khủng long" quả là một cách ví von của thời của flycam. Điều đó thực sự đúng khi quay từ trên xuống và “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Nhưng khi ta đã “cưỡi” trên sống lưng khủng long rồi, thì nó thật sự là một hành trình leo lên trời, xuyên trong gió, trong nắng và cả vũ trụ trên đầu.

Mệt thì nghỉ chút cho hồi sức rồi ta lại "bò" lên.

Trước khung cảnh hùng vĩ ai cũng hoa hết cả mắt vì choáng ngợp, nhưng thực tế cảm giác lâng lâng, hụt hơi đó còn là bởi lên cao không khí loãng, hơi thở của mình có phần gấp và ngắn hơn. Nhưng có một cảm xúc gì đó dường như vừa được kích hoạt trong chúng tôi. Có lẽ đó là chứng “cuồng thiên nhiên”!

Hành trình bắt đầu. Rất nhanh, độ dốc càng ngày càng tăng. Cứ được vài chục bậc thang là đã thở phì phò, phải nghỉ, phải nghỉ.

Khi ngược sáng khung cảnh trở nên đẹp kỳ bí.

Leo núi là môn thể thao không dành cho người vội vàng, hấp tấp. Ngược lại, là sự điềm tĩnh, dẻo dai. Với "sống lưng khủng long" thì càng như vậy. “Khắc đi khắc đến”. Mệt thì dừng lại nghỉ. Nghỉ dăm phút, lại tiếp tục leo. Cứ như vậy, hành trình cứ lênh láng giữa trời đất thênh thang. Cảm giác cả đoàn như những chú kiến đen bé xíu nối đuôi nhau kiên định “bắc thang lên hỏi ông trời” vậy.

Mồ hôi đã túa ra sau lưng, nhưng mà gió trời thì quất vào toàn thân mát lạnh. Mây sà cả vào tay có thể tóm được. Nhưng rất nhanh, gió lại thổi bạt chúng đi. Nắng thì ba bề bốn bên ùa vào từng thớ thịt. Nóng và lạnh. Lạnh và nóng. Cảm giác như đang trôi bềnh bồng giữa biển mây và biển núi.

Cán đích - phần thưởng quá viên mãn cho những nỗ lực vượt qua chính mình!

Ngước lên phía trên, ngay trước mắt là dài hút tầm mắt bậc thang. Tiếp tục phóng tầm mắt lên phía xa hơn và xa nhất có thể. Cao ngút ngàn. Đẹp mê hồn. Nhưng mà cũng nản đến ghê hồn!

Lần nào cũng vậy, tưởng như mệt đứt hơi đến nỗi chỉ muốn buông câu “bỏ cuộc” thì lại được ngồi nghỉ chân một chút, rồi chụp ảnh cho nhau, cùng nhau tếu táo dăm câu cười như pháo, sức lực ở đâu lại hồi về. Rồi lại cùng nhau hô “lên đường”, tiếp tục hành trình vượt qua "sống lưng khủng long"!

Chụp ảnh lưu niệm - cách để "hồi sức nhanh"!

Cứ thế, cứ thế, trong gần 3 giờ đồng hồ, từ hơn 6h sáng bắt đầu leo thì chỉ đến 9h30 là đã xuống chân núi. Đỉnh cao 1305 đã được cán mốc. Chú khủng long trên dãy núi Bình Liêu đã được chinh phục. Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ đã vượt qua. Những đôi chân bé nhỏ chưa hết căng ra vì leo lên thì đã lại run lên bần bật vì chặng leo xuống. Vậy mà vẫn có đứa đủ sức ngâm nga mấy câu chế “Lên tức ngực. Xuống bất lực”. Những tràng cười lại tung tóe…

Bình Liêu còn có Thiên đường Cỏ lau với cột mốc 1297 lịch sử. Đứng nơi đây càng cảm nhận rõ tình cảm thiêng liêng của hai tiếng Tổ Quốc thân thương.

Ngước nhìn đỉnh 1305 đã khuất lấp trong ngàn mây, chiếc "sống lưng khủng long" mới đây còn “cõng” biết bao sự hăm hở, khát khao chinh phục của bao nhiêu con người, nay đã phải nói lời tạm biệt để chào đón những bước chân chinh phục mới, lòng chúng tôi bỗng trào dâng một cảm giác tràn đầy xúc động và tự hào. Tự hào khi được tự mình trải nghiệm thật nhiều phong cảnh hùng vĩ, tuyệt đẹp của dải đất hình chữ S thân thương. Tự hào khi đã vượt qua giới hạn của chính bản thân mình!

Tạm biệt chú "khủng long bé nhỏ"!

tapchicongthuong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỳ cuối: Chạm mặt quần thể đỗ quyên khổng lồ

Chinh phục Sinh Tcha Pao - “săn” đỗ quyên khổng lồ Kỳ cuối: Chạm mặt quần thể đỗ quyên khổng lồ

Tiếp tục hành trình chinh phục đỉnh Sinh Tcha Pao, chúng tôi thức dậy giữa đại ngàn khi những chú chim rừng vừa cất tiếng hót gọi bình minh. Dưới tán lá dày đặc của rừng nguyên sinh, trời vẫn chưa sáng. Cả đoàn lục tục nhóm lửa, nấu nước pha mì tôm làm bữa sáng.

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là xu hướng phổ biến hiện nay. Nhu cầu du lịch tâm linh của người dân Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển.

Kỳ 1: Gian nan chinh phục Sinh Tcha Pao

Chinh phục Sinh Tcha Pao - “săn” đỗ quyên khổng lồ Kỳ 1: Gian nan chinh phục Sinh Tcha Pao

Với những người yêu thích khám phá, chinh phục núi cao, Sinh Tcha Pao, thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn như lời mời gọi hấp dẫn bởi cung đường núi hoang sơ, vắng dấu chân người, đầy thử thách với con dốc “tức thở” cùng vách đá cao dựng đứng. Sinh Tcha Pao còn hấp dẫn với quần thể đỗ quyên khổng lồ, khoe sắc rực rỡ mỗi độ tháng Ba về mà hiếm đỉnh núi nào có được.

Bức họa đồ mùa nước đổ trên vùng cao Lào Cai

Bức họa đồ mùa nước đổ trên vùng cao Lào Cai

Tháng 5, những cơn mưa rào mùa hạ ùa về làm cho những tràn ruộng bậc thang trên khắp rẻo cao Lào Cai bừng tỉnh. Mùa này, đồng bào vùng cao bắt đầu vào vụ cày cấy, làm cho khung cảnh ruộng bậc thang trở nên đẹp như bức tranh họa đồ khổng lồ với những đường nét mềm mại, màu sắc sinh động, nhất là buổi bình minh hay dưới ánh mặt trời buổi hoàng hôn.

Bát Xát - Bức họa mùa nước đổ

Bát Xát - Bức họa mùa nước đổ

Nếu du khách đang tìm kiếm một chốn du lịch vừa hùng vĩ với núi đồi, vừa lãng mạn với cỏ cây, hoa lá thì huyện Bát Xát là nơi đáng đến trong chuyến trải nghiệm vào mùa nước đổ.

Chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai

Chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai

Chiều 8/5, Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam và nhà thầu Tư vấn Quản lý Dự án GREAT 2 (Dự án thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tỉnh Lào Cai) phối hợp với Sở Du lịch tổ chức chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai.

Du khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững

Du khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững

Du khách Việt Nam khẳng định rằng du lịch bền vững đóng một vai trò quan trọng trong lựa chọn mong muốn thực hiện các chuyến đi bền vững hơn trong vòng 12 tháng tới. Đây là một phần kết quả trong báo cáo Du lịch Bền vững 2024 của nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Booking.com.

fb yt zl tw