Chinh phục Fansipan, “đỉnh Everest” của Đông Dương

Với những du khách yêu sự mê hoặc của Đông Nam Á và vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam, chinh phục Fansipan- nóc nhà Đông Dương được xem là đỉnh cao của mọi trải nghiệm khám phá.

Việt Nam không có một ngọn núi nào là biểu tượng cho cả một quốc gia như Phú Sĩ của Nhật Bản, Matterhorn của Thụy Sĩ… Nhưng nếu để lựa chọn một ngọn núi để người Việt Nam có thể tự hào mà kể về nó mãi thì chắc chắn đó sẽ là Fansipan- đỉnh núi cao nhất 3 nước Đông Dương cũ (Việt Nam, Campuchia và Lào). Không phải ngẫu nhiên, người Việt Nam có câu “Ai cũng có một đỉnh Fansipan cho riêng mình”, để ví với ước mơ lớn nhất trong cuộc đời mỗi người.

Fansipan - Nóc nhà Đông Dương. Ảnh Trần Bảo Hòa.jpg
Fansipan - Nóc nhà Đông Dương. Ảnh: Trần Bảo Hòa

Fansipan - vừa mê hoặc vừa thân quen

Fansipan, trong tiếng bản địa còn có tên khác là Hủa Xi Pan, nghĩa là “phiến đá khổng lồ chênh vênh”. Theo tư liệu của Viện Địa chất Việt Nam, toàn bộ ngọn núi là một khối đá hoa cương kỳ vĩ đột khởi từ sâu trong lòng đất hơn 250 triệu năm về trước. Miền Tây Bắc Việt Nam vốn nổi tiếng với địa hình hiểm trở thuộc hàng bậc nhất Đông Nam Á, song Fansipan còn thuộc Hoàng Liên Sơn- dãy núi có địa hình phức tạp nhất miền Tây Bắc này. Theo nhiều tài liệu, dãy Hoàng Liên Sơn cũng là đoạn tận cùng phía Đông Nam của dãy Himalaya hùng vĩ.

Sa Pa in the season of canola flowers.jpg
Sa Pa rực rỡ mùa hoa cải vàng.

Bốn mùa mây giăng và địa hình hiểm trở này đã khiến Fansipan luôn bao trùm trong một vẻ đẹp mê hoặc và siêu thực. Điều kỳ lạ là với mỗi người, vẻ đẹp ấy lại hiện lên theo một cách khác nhau. Khi người Pháp đặt chân khám phá nơi đây lần đầu cách đây 120 năm về trước, họ đã ví mảnh đất Sa Pa với dãy Alps lừng danh của châu Âu. Một người Việt Nam lớn lên trong những câu chuyện dân gian lại tin rằng Fansipan chính là cánh cổng kết nối bầu trời và mặt đất. Một du khách ưa mạo hiểm lại tin rằng vẻ đẹp của Fansipan gợi một chút liên tưởng tới dãy Himalaya hùng vĩ. Dù là liên tưởng nào, Fansipan ngoài sự vĩ đại cũng có một sự kết nối gần gũi và tạo cảm giác thân quen cho mỗi người.

Thiên đường ngủ quên bừng tỉnh giấc

Sự hiểm trở đã khiến hành trình chinh phục đỉnh Fansipan từng chỉ dành cho những người đam mê chinh phục, gan dạ và đủ sức khỏe để băng qua rừng già, mất tới 2-5 ngày đêm leo rừng, ngủ núi khá vất vả mới tới được. Nhắc tới Fansipan, nhiều du khách từng nghĩ đó như một giấc mơ khó chạm tới. Fansipan như một thiên đường ngủ quên, một miền đất hứa của nhiều du khách đã tới và đem lòng yêu Sa Pa, nhưng không thể đặt chân tới do mất quá nhiều thời gian di chuyển.

The Fansipan cable car.png
Cáp treo Fansipan băng qua thung lũng Mường Hoa mùa lúa chín.

Năm 2016, tuyến cáp treo do Tập đoàn Sun Group kiến tạo và được thực hiện bởi nhà sản xuất cáp treo nổi tiếng nhất thế giới Doppelmayr Garaventa đã mở ra cơ hội chinh phục ngọn núi cao nhất Đông Dương cho du khách mọi lứa tuổi. Từ hành trình di chuyển 2-7 ngày đêm rút ngắn chỉ còn 15-20 phút bay giữa tầng mây.

Từ một giấc mơ và một truyền thuyết mà mọi người vẫn rỉ tai nhau, Fansipan trở thành nơi mà du khách nước ngoài có thể đến và đi trong ngày.

Khi cánh cửa cabin cáp treo Fansipan mở ra, du khách đã thấy đất trời hòa làm một, biển mây cuồn cuộn chảy, ánh nắng mặt trời rực rỡ hơn ở bất cứ nơi nào khác trên Việt Nam. Và nếu đến Fansipan vào một ngày đầy mây, du khách sẽ thấy như đang xuyên không về quá khứ, nửa thực nửa mơ, giữa sương giăng mây phủ, ẩn hiện những công trình tâm linh mang dáng dấp chùa Việt cổ thế kỷ 15-16.

Fansipan is also known as “Gateway to the Sky”. Credit Le Hoang Vu.jpg
Đỉnh Fansipan được ví như Cổng trời trước vẻ đẹp bốn mùa mây giăng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ

Sun World Fansipan Legend đã được giải thưởng World Travel Awards – Oscars của ngành du lịch thế giới vinh danh là “Điểm du lịch có thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới 2020”.

Không chỉ bởi thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho địa danh này những cảnh đẹp ngoạn mục, điều khiến Fansipan được vinh danh còn là bởi nơi đây 4 mùa dịch chuyển, 12 tháng hoa nở rực rỡ. Và rất nhiều những loại hoa đó được người làm du lịch ở đây mang về, kỳ công nhân giống, vun trồng, chăm bón.

Mùa xuân ở Fansipan, hoa nở trong mây, dẫn lối tới Cổng Trời. Những cánh rừng hoa đào, hoa anh đào Himalaya dệt nên mảng màu xuân đẹp bình dị hay ngẩn ngơ giữa núi đồi hùng vĩ, nơi những giọt sương sớm mai khẽ gọi tiếng chim về. Mùa xuân cũng là thời điểm những vòm hoa đỗ quyên 300-400 tuổi khoe sắc rực rỡ thức giấc, thêu những mảng màu tinh xảo trên trầm tích trăm năm chốn non ngàn.

The crocosmia flowers field in Sun World Fansipan Legend.png
Thảm hoa dơn lúa tại Sun World Fansipan Legend.

Mùa hạ trên đỉnh trời lại là bản hòa ca của hoa và gió, khi thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam thuộc khu du lịch Sun World Fansipan Legend khoác lên mình chiếc áo mới màu đỏ của hoa hồng leo đặc sản chỉ Sa Pa mới có. Những triền hoa mã tiền thảo ven sườn đồi cũng nở rộ, đẹp như áng mây tím bồng bềnh trong sương nắng.

Mùa thu ở Fansipan là mùa “săn mây”. Ở độ cao 3.143 m, những áng mây cuồn cuộn chảy như dòng sông bao bọc đỉnh thiêng. Những thửa ruộng bậc thang bám theo triền núi như dòng thác vàng rực, đổ từ mây ngàn. Ở bất cứ khu vực nào tại Sun World Fansipan Legend, du khách còn có thể thấy những triền hoa dơn lúa nhuộm đỏ một vùng núi đầy mê hoặc. Cũng là mùa thu, cũng là màu đỏ, nhưng màu đỏ này thật khác so với các nước ôn đới.

A snow blanket on the summit of Fansipan. Credit Le Viet Khanh.jpg
Tuyết phủ trắng đỉnh Fansipan vào một ngày đông. Ảnh: Lê Việt Khánh

Mùa đông, nhiệt độ trên đỉnh Fansipan có thể xuống tới -9 độ C, khiến đây là một trong những nơi hiếm hoi tại Đông Nam Á có thể ngắm được băng tuyết. Có lúc, thảm tuyết dày đến hơn nửa mét, khung cảnh đẹp kỳ thú như bước ra từ một câu chuyện cổ tích của vùng Bắc Âu xinh đẹp.

Nơi văn hóa đa sắc màu như những bông hoa

Lựa chọn Fansipan là điểm đến cũng là lựa chọn khám phá Sa Pa - nơi tụ hội sự đa sắc màu của các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Có một câu hát rất hay mô tả về những người Sa Pa: “Mặt trời mọc lên từ má em” để chỉ sự rực rỡ trong nụ cười của những người con Tây Bắc và đôi má đỏ ửng vì cháy nắng của họ. Chỉ khi gặp gỡ những người đồng bào dân tộc vùng cao H’Mong, Giáy, Tày, Dao, Xa Phó, trong Không gian văn hóa Tây Bắc bình yên tựa như một ngôi làng nhỏ dưới chân núi Fansipan, du khách mới hình dung được sự rực rỡ như ôm cả mặt trời vào lòng trong những chiếc váy thổ cẩm nhiều màu sắc. Âm thanh từ những điệu nhảy sạp sôi động và tiếng khèn da diết cũng tạo ra những âm thanh rất đỗi Sa Pa. Đó là những thứ khiến du khách lưu luyến mãi không thôi về mảnh đất này.

A H’mong house in the Northwest Cultural Space.JPG

Nhà H’mong tại Không gian văn hóa Tây Bắc.

Đến Sa Pa còn là trải nghiệm ẩm thực độc đáo với rau rừng, thắng cố và uống rượu cùng người dân địa phương, tham gia vào các lễ hội đặc trưng như lễ hội hoa hồng, lễ hội mùa vàng, lễ hội mùa đông và xem đua ngựa trong giải đua có cái tên rất thơ: “Vó ngựa trên mây”.

Making traditional cakes in Tay’s house.JPG
Du khách trải nghiệm làm bánh ở nhà Tày, Không gian văn hóa Tây Bắc.

Mỗi lần tới Fansipan, hay tới Sa Pa, du khách sẽ không thấy bất kỳ trải nghiệm nào lặp lại. Bởi mỗi khoảnh khắc, mỗi mùa, Fansipan và Sa Pa lại có vẻ đẹp rất khác, rất lạ. Bởi lẽ đó, người ta gọi Fansipan là điểm đến đời người, là điểm phải đến nhiều lần trong đời, bởi mỗi lần tới đỉnh thiêng- nơi mà con người, thần thoại và núi non cùng tồn tại, du khách sẽ lại thấy một cảm xúc khác, một trải nghiệm khác.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận: Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hết địa phận tỉnh Phú Thọ là tròn 1 tuần ngược sông Hồng, đi qua biết bao thắng cảnh, điểm du lịch hấp dẫn, làng nghề cổ xưa, chúng tôi có mặt ở Yên Bái để tiếp tục khám phá những di tích lịch sử, các điểm du lịch tâm linh và trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe.

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Từ ngày 1/3, du khách các nước Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ được miễn thị thực khi đến Việt Nam du lịch theo chương trình do công ty lữ hành tổ chức, nâng tổng số quốc gia được áp dụng chính sách này lên 30. Với những mục tiêu đầy tham vọng của ngành du lịch trong năm 2025, liệu chính sách này có đủ sức cạnh tranh với các nước láng giềng?

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sáng 23/3, UBND thị xã Sa Pa tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế đêm Sa Pa – Thực trạng và giải pháp” nhằm đánh giá, nhận định tiềm năng cũng như tìm các giải pháp phát triển kinh tế đêm tại địa phương.

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

Thôn Múc, xã Thái Niên (Bảo Thắng) nổi danh với sản phẩm bưởi quả thơm ngon, đậm vị. Thời điểm này, hoa bưởi nở rộ, nhiều người dân các vùng lân cận tranh thủ đến các khu vườn để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng hoa.

Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Trên hành trình ngược dòng sông mẹ, chúng tôi dành trọn 2 ngày ở Hà Nội vì mảnh đất này có quá nhiều địa điểm có thể trải nghiệm, khám phá. Sau ngày đầu tiên tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng và lang thang phố cổ, chúng tôi quyết định trải nghiệm một đêm cắm trại bên bờ sông Hồng.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Với dòng chảy uốn lượn ôm trọn Thủ đô Hà Nội, sông Hồng không chỉ tạo nên bề dày văn hóa - lịch sử mà còn góp phần hình thành cảnh quan, bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp, kết nối giao thông đường thủy với các địa phương. Dòng chảy sông Hồng còn có vai trò kết nối quá khứ với hiện tại, giữa các không gian cũ - mới của đô thị và kết nối các hoạt động của người dân địa phương với trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.

fb yt zl tw