Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu điều tra việc xử lý vụ ngập lụt đường hầm

Gia đình của những người được cho là mất tích hiện đang chờ thông tin về người thân tại một bệnh viện ở Cheongju trong tình trạng lo lắng và kiệt sức.

Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu điều tra việc xử lý vụ ngập lụt đường hầm mới đây ở thị trấn Osong, miền Trung nước này, khiến 12 người mắc kẹt trong một chiếc xe bus thiệt mạng. Thông báo của Chính phủ Hàn Quốc được đưa ra khi các nỗ lực cứu hộ cứu nạn vẫn tiếp tục được triển khai để tìm kiếm dấu hiệu của các nạn nhân khác trong những phương tiện vẫn còn đang mắc kẹt trong đường hầm.

Đường hầm ngầm Osong dài 685m ở thành phố Cheongju, cách thủ đô Seoul 112 km về phía Đông Nam, bị ngập nước sáng 15/7 khi nước sông Miho chỉ cách đó 600m dâng cao gây vỡ đê. Ít nhất 16 ô tô, trong đó có 1 xe bus đã bị mắc kẹt trong đường hầm.

Reuters đưa tin, lực lượng cứu hộ đã xác nhận 12 người thiệt mạng và đây có thể chưa phải là con số cuối cùng. Gia đình của những người được cho là mất tích trong đường hầm ngập nước đang chờ đợi thông tin về người thân của họ tại một bệnh viện ở Cheongju trong tình trạng lo lắng và kiệt sức.

Ông Hwang In-gi - người nhà của nạn nhân mất tích nói: "Chúng tôi đã lặn lội từ Busan đến đây sau khi nghe tin về cháu mình nhưng vẫn chưa có thông tin gì. Tôi đợi từ sáng và chưa ăn uống gì cả, không biết tình hình cứu hộ thế nào rồi".

Hiện các điều tra viên đang tập trung vào việc xác định tại sao đường hầm này vẫn được phép hoạt động dù trước đó đã có các cảnh báo nguy cơ ngập lụt và tất cả các cơ quan chính phủ có liên quan đều sẽ bị kiểm tra. Sau khi xác định trách nhiệm, các bên liên quan sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật phù hợp.

Cảnh sát cũng dự định thành lập ủy ban điều tra đặc biệt để xác định nguyên nhân tại sao lệnh hạn chế giao thông qua đường hầm này không được đưa ra khi mưa lũ diễn biến phức tạp tại khu vực này.

Ông Kong Seong-pyo - cư dân thành phố Cheongju cho biết: "Tôi nghe nói một bộ phận liên quan đã liên lạc với Văn phòng tỉnh. Họ nên thông báo ngừng giao thông qua hầm ngầm để cảnh báo người dân. Tôi thường đi qua hầm này, nếu hôm đó tôi cũng đi qua đây, có lẽ tôi đã chết".

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cũng gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân, đồng thời yêu cầu công tác cứu hộ diễn ra nhanh chóng, huy động tất cả các biện pháp chính sách để khắc phục hậu quả, bao gồm xác định các khu vực hứng chịu thảm họa đặc biệt để nhận được hỗ trợ của nhà nước.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw