Chiếu phim miễn phí nhân Ngày thành lập Điện ảnh Cách mạng Việt Nam

Nhân Ngày thành lập Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, 3 bộ phim truyện “Truyện vợ chồng anh Lực”, “Ngọn đèn trong mơ” và “Giải hạn" được chiếu miễn phí cho khán giả tại rạp Ngọc Khánh, Hà Nội.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cảnh trong phim Truyện vợ chồng anh Lực.
Cảnh trong phim Truyện vợ chồng anh Lực.

Từ ngày 13-15/3, Viện Phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Chương trình chiếu phim Kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (15/3/1953-15/3/2024) với 3 bộ phim truyện “Truyện vợ chồng anh Lực,” “Ngọn đèn trong mơ” và “Giải hạn.”

Trong số đó, phim “Truyện vợ chồng anh Lực” của đạo diễn Trần Vũ, do Xưởng phim Truyện Việt Nam sản xuất năm 1971 với các diễn viên chính là Tuệ Minh, Trần Phương và Trịnh Thịnh.

Phim từng giành Bông sen Vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2, năm 1973. Bộ phim xoay quanh câu chuyện về anh Lực, chủ nhiệm hợp tác xã quyết định dỡ nhà mình, giải phóng khu đất để hợp tác xã đào mương. Gia đình anh dọn đến ở nhờ nhà bác Củng. Anh hy sinh quyền lợi cá nhân vì tập thể, phải đối mặt và vượt qua vô vàn khó khăn, vợ không ưng thuận, con thơ, trời mưa, nhà dột…

Toàn thể xã viên đã góp sức xây dựng cho vợ chồng anh một ngôi nhà mới, nhưng anh lại nhường cho hợp tác xã làm nhà trẻ.

Lúc đầu, chị Hương, vợ anh Lực, giận chồng mang con bỏ về nhà mẹ đẻ, nhưng sau thấy thái độ, hành động cao đẹp của chồng, chị đã cảm phục và hiểu anh hơn...

Bộ phim “Ngọn đèn trong mơ” của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, do Xí nghiệp phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1987 với các diễn viên chính là Tuấn Dũng, Tuyết Ngân.

Phim từng giành giải Bông sen Bạc, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VIII, năm 1988. Đây là một bộ phim gia đình nổi tiếng, gây xúc động với người xem trong nước và quốc tế.

Bộ phim cho ta thấy câu chuyện nhỏ, trong một gia đình, nhưng lại có thể phản ánh chân dung xã hội cả một thời, khi mà mãnh lực đồng tiền bắt đầu len lỏi, làm rạn vỡ những giá trị gia đình.

Bộ phim “Giải hạn” của đạo diễn Vũ Xuân Hưng, do Hãng phim Truyện Việt Nam sản xuất năm 1996 với các diễn viên chính là Lê Vy, Trần Lực và Trung Hiếu.

Phim giành giải Bông sen Bạc, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XI năm 1996. Diễn viên Lê Vy đã giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan này.

Bộ phim còn giành giải B của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1996 cho thể loại phim truyện nhựa và Giải thưởng của Khán giả tại Liên hoan phim Neww beach-post (Mỹ) lần thứ 3 năm 1998.

Bộ xoay quanh câu chuyện về Triệu - cô gái mồ côi, làm dâu ở một làng dệt lâu đời. Đại, chồng Triệu đi xuất khẩu lao động. Vừa về nước, mặc cho mẹ và Thiện, em trai phản đối, Đại đòi ly dị Triệu để ra Hà Nội sống, làm ăn với người tình. Đau đớn, bất lực, nhưng Triệu không ký đơn ly dị, còn Đại bị mẹ đuổi ra khỏi nhà.

Cuộc sống ngày càng khó khăn hơn khi hàng dệt của Triệu và Thiện bị tư thương ép giá. “Cái khó ló cái khôn” Triệu và Thiện dồn hết tiền, lực lăn lộn tìm đối tác, mở tổ hợp dệt, khôi phục những nghề truyền thống của làng. Tổ hợp dệt của họ ngày càng làm ăn phát đạt.

Qua những năm tháng cùng làm việc và gần gũi Triệu, Thiện dần dần đem lòng cảm mến, yêu thương người chị dâu. Quan hệ giữa Triệu, Thiện và Đại trở nên ngổn ngang, phức tạp khi Đại vỡ nợ. Triệu trả nợ thay để cứu chồng khỏi đám côn đồ chủ nợ. Thiện bỏ làng ra đi không ngày hẹn về. Triệu cầm bức thư Thiện để lại chạy theo chiếc xe khách chở anh đang khuất dần.

Đại diện Viện Phim Việt Nam cho biết, chương trình phim kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024) chiếu phục vụ miễn phí khán giả yêu điện ảnh tại rạp Ngọc Khánh (số 523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) vào 9 giờ sáng các ngày 13, 14 và 15/3/2024.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Ngày 26/4, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Một chút xà lách, một chút cà rốt bào sợi, một chút dứa thái miếng, một chút bạc hà, một chút thịt gà xé, hai miếng tôm hấp và rất nhiều rau mùi, đó là những nguyên liệu mà bà Paula Fernandes, người Bồ Đào Nha lựa chọn cho chiếc nem cuốn Việt của mình với tinh thần “cuốn tất cả những gì mình yêu thích”.

fb yt zl tw