Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế

Diễn đàn Việt Nam - Hàn Quốc về hợp tác trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số trong y tế năm 2023 là cơ hội cho các nhà khoa học, bác sỹ, người làm trong ngành y và tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam và Hàn Quốc cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối để hình thành nhiều dự án, sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong y tế.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy phát biểu tại Diễn đàn.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy phát biểu tại Diễn đàn.

Ngày 9/6, Diễn đàn Việt Nam - Hàn Quốc về hợp tác trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số trong y tế năm 2023 chính thức khai mạc tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ - Thông tin truyền thông (KHCN-TTTT) Hàn Quốc; đơn vị tổ chức là Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và Cơ quan Xúc tiến Công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) Quốc gia Hàn Quốc.

Tại Diễn đàn, các diễn giả đến từ Việt Nam và Hàn Quốc là những nhà quản lý, khoa học, bác sĩ đã có nhiều bài tham luận tập trung vào các vấn đề y tế và tác động của AI trong y tế như: Định hướng sức khỏe số của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác nghiên cứu AI trong y tế phục vụ chăm sóc bệnh nhân tiểu đường và ung thư; Định hướng sức khỏe số của Viện Ung thư Quốc gia Việt Nam và hợp tác nghiên cứu AI trong y tế phục vụ chăm sóc bệnh nhân ung thư và ung thư tuyến giáp trực tuyến; Đổi mới chăm sóc sức khỏe thông qua AI: Tầm soát ung thư hiệu quả và chính xác; Giải pháp AI cho chụp hình cơ xương và kiểm tra tăng trưởng ở trẻ em; Nền tảng dịch vụ con người kỹ thuật số R2MIX…

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, đồng chí Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ KH&CN Việt Nam cho biết, thời gian qua ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế nhằm nâng cao công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân có bước phát triển quan trọng. Đặc biệt, với sự phát triển của AI, công nghệ dữ liệu lớn, toàn bộ tri thức của nhân loại trong lĩnh vực y khoa được tổng hợp lại. Các dữ liệu này được phân tích dựa trên thuật toán tạo ra công cụ hỗ trợ bác sỹ, nhân viên y tế trong chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tốt hơn.

Từ năm 2020, Bộ KH&CN cũng đã triển khai Chương trình trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025 “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”, trong đó AI là một trong những công nghệ chủ chốt được ưu tiên. Đến nay, chương trình đã hỗ trợ nhiều nhiệm vụ KH&CN về AI, các nhiệm vụ phát triển và ứng dụng AI trong y tế chiếm gần 1/4 số lượng nhiệm vụ của chương trình.

Toàn cảnh Diễn đàn.
Toàn cảnh Diễn đàn.

Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030 với mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo đánh giá Oxford Insights (Vương quốc Anh) tại báo cáo “Chỉ số sẵn sàng AI của Chính phủ”, năm 2022, Việt Nam xếp hạng thứ 55 trên toàn cầu, tăng 7 bậc so với năm 2021 và xếp thứ 6/10 trong ASEAN.

Ông Park Yun Kyu - Thứ trưởng Bộ KHCN-TTTT Hàn Quốc chia sẻ: Chiến lược AI quốc gia của Hàn Quốc được công bố tháng 12/2019 và đẩy mạnh triển khai trong năm 2020 cùng với sự ra đời của chính sách kinh tế số mới. Theo chiến lược, Chính phủ Hàn Quốc tập trung hỗ trợ những lĩnh vực Hàn Quốc có thể dẫn đầu so với các nước trên thế giới, phát triển AI đặt trọng tâm vào con người, thay vì chỉ dừng lại ở chiến lược công nghệ, công nghiệp đơn thuần.

Để thực hiện chiến lược, Chính phủ Hàn Quốc đề ra tầm nhìn “Vượt khỏi cường quốc CNTT, trở thành cường quốc AI”. Mục tiêu cốt lõi của chiến lược là xây dựng hệ sinh thái đổi mới năng lực cạnh tranh AI; sử dụng toàn diện AI; lấy con người làm trung tâm - hài hòa và cùng tồn tại với AI.

Trong khuôn khổ của Diễn đàn còn diễn ra Triển lãm các công nghệ, giải pháp AI liên quan đến sức khỏe, y tế và kết nối B2B (kết nối kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp). Diễn đàn sẽ kết thúc vào ngày 10/6/2023.

Trước thềm khai mạc Diễn đàn đã diễn ra cuộc gặp và tiếp xã giao giữa Thứ trưởng Bộ KH&CN Việt Nam Bùi Thế Duy và Thứ trưởng Bộ KHCN-TTTT Hàn Quốc Park Yun Kyu. Tại buổi tiếp, hai bên đã chia sẻ một số thông tin về chiến lược, định hướng phát triển AI của Việt Nam và Hàn Quốc. Theo đó, hai bên nhận thấy, quan điểm của hai Chính phủ khi tiếp cận chiến lược phát triển AI có nhiều điểm tương đồng. Đó là vấn đề nâng cao nhận thức và phổ cập AI trong dân chúng; vấn đề đạo đức, nguyên tắc, trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu AI; hiện thực hóa AI lấy con người làm trung tâm... Thứ trưởng Bùi Thế Duy đánh giá cao những thành tựu KH&CN mà Hàn Quốc đã đạt được, cũng như đánh giá cao sự hỗ trợ của Hàn Quốc đối với Việt Nam trong lĩnh vực KH&CN. Việt Nam luôn đánh giá cao và coi trọng quan hệ hợp tác với Hàn Quốc. Trên tinh thần đó, Thứ trưởng Bùi Thế Duy đề xuất xây dựng văn bản hợp tác riêng về AI giữa hai quốc gia.

Thứ trưởng thông tin, Bộ KH&CN sẽ tổ chức sự kiện AI4VN 2023 với chủ đề Responsible AI vào tháng 9/2023 tại TP. Hồ Chí Minh. Bộ KH&CN mong muốn được phối hợp với Bộ KHCN-TTTT Hàn Quốc như: cử chuyên gia, diễn giả tham dự sự kiện; phối hợp tổ chức phiên họp trong khuôn khổ sự kiện. Thứ trưởng Park Yun Kyu đồng ý và cam kết sẽ chỉ đạo sát sao các đơn vị liên quan phía Hàn Quốc để tích cực tham gia sự kiện này.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw