Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng qua tài khoản: Hiệu quả, an toàn, tiết kiệm

Yên Bái là một trong 44 tỉnh cả nước thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Toàn tỉnh hiện có hơn 14.000 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Những năm qua, thực hiện chính sách chi trả DVMTR không chỉ giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng mà còn góp phần tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó với rừng.
Hàng năm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BVPTR) của tỉnh đã chi trả trên 20.000 ha rừng; số tiền được chi trả năm 2019 cho diện tích rừng cung ứng DVMTR năm 2018 trên 10 tỷ đồng. Những năm trước đây, đối với diện tích do hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý được Quỹ chi trả bằng tiền mặt thông qua ban chi trả tiền DVMTR cấp huyện. 
Việc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt mất nhiều thời gian, chi phí cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch. Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với một số địa phương tiến hành thực hiện thí điểm trả tiền DVMTR thông qua tài khoản ngân hàng, giao dịch thanh toán điện tử. 
Năm 2018, Yên Bái là một trong 4 tỉnh trên cả nước được Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) lựa chọn thực hiện thí điểm chi trả tiền DVMTR thông qua tài khoản và dịch vụ thanh toán điện tử. 
Theo đó, Quỹ BVPTR tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ việc mở tài khoản cho các chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng tại các địa bàn thuận lợi, phối hợp với Bưu điện tỉnh thực hiện chi trả tiền DVMTR tại các địa bàn khó khăn, chưa mở được tài khoản ngân hàng hoặc giao dịch thanh toán điện tử. Tiền DVMTR năm 2018, Quỹ BVPTR tỉnh Yên Bái đã thực hiện chi trả 100% cho các chủ rừng bằng hình thức không sử dụng tiền mặt (với 11 chủ rừng là tổ chức, 70 UBND cấp xã và trên 14.000 hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng). 
Ông Tô Xuân Quý - Giám đốc Quỹ BVPTR tỉnh Yên Bái cho biết: "Qua việc thí điểm thực hiện chi trả tiền DVMTR qua tài khoản đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cho thấy tiết kiệm chi phí, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả và an toàn hơn so với chi trả bằng tiền mặt. Quỹ đã phối hợp với ViettinBank và dịch vụ thanh toán điện tử ViettelPay đưa ra những chính sách hỗ trợ tốt nhất cho các hộ gia đình, cá nhân để các hộ nhanh chóng tiếp cận với hình thức mới này”. 
Đến nay, toàn tỉnh đã mở được hơn 1.000 tài khoản với gần 9.000 hộ, đạt 61% số hộ được cung ứng tiền DVMTR. Các chủ rừng khi nhận biết được lợi ích của chi trả tiền DVMTR qua hệ thống ngân hàng và dịch vụ thanh toán điện tử ViettelPay đều tán thành, ủng hộ. 
Ông Phạm Văn Cảnh ở thôn 4, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên cho biết: "Mỗi năm gia đình nhận được hơn 2 triệu đồng tiền DVMTR. Trước đây, nhận tiền mặt về là tiêu hết nhưng năm nay được trả qua tài khoản ViettelPay nên tôi để lại tài khoản làm tiền tiết kiệm để khi cần còn có tiền lo công việc chứ cứ như trước lấy tiền mặt về là tôi tiêu hết, khi nhà có việc lại không có tiền”.
Hiện nay, toàn tỉnh đã thực hiện chi trả tiền DVMTR qua tài khoản tại 3 huyện Yên Bình, Lục Yên và Trấn Yên. Thời gian tới, để phát huy hiệu quả từ việc chi trả tiền DVMTR qua tài khoản, Quỹ BVPTR tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động, mở tài khoản cho người dân thực hiện chi trả tiền DVMTR thông qua dịch vụ thanh toán điện tử ViettelPay. 
Với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân khi tạo tài khoản cá nhân chỉ cần cung cấp số điện thoại, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước cho dịch vụ Viettel. Đối với chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ khi mở tài khoản chung phải có biên bản họp bầu người đại diện (3 người đại diện đồng chủ sở hữu); đồng thời, cung cấp số điện thoại và chứng minh nhân dân của mỗi người. 
Khi có tiền DVMTR về tài khoản, dịch vụ thanh toán điện tử ViettelPay sẽ thông báo bằng tin nhắn đến điện thoại đã được đăng ký của các chủ rừng số tiền được nhận. Sử dụng ứng dụng ViettelPay chi trả tiền DVMTR không những giúp chủ rừng thuận lợi trong quá trình nhận tiền mà còn giúp việc mua bán hàng hóa trực tuyến tại các cửa hàng, chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng khác, thanh toán tiền điện, tiền nước… không cần dùng tiền mặt. 
Hồng Duyên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

fb yt zl tw