Chỉ bởi tình yêu

YBĐT - Việc ra đời cuốn sách ảnh "Yên Bái quê tôi miền sơn cước" của Thanh Miền mang ý nghĩa rất lớn, không chỉ giúp tuyên truyền về những nét văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số của Yên Bái mà còn kêu gọi phát triển đầu tư vào tỉnh miền núi nghèo...

"Yên Bái quê tôi miền sơn cước" - đó là cái tên mà nghệ sĩ nhiếp ảnh Thanh Miền đặt cho cuốn sách ảnh - đứa con tinh thần của anh. Những vẻ đẹp của bản làng; của người dân đang giã gạo, khi hái chè, lúc lên nương hay cùng nhau ngồi tâm sự bên suối; những người lính đem con chữ đến với đồng bào vùng cao; nụ cười rạng rỡ của những thiếu nữ trên đường về nhà; những cô gái Mông, Thái, Dao trong trang phục cổ truyền tươi vui; nếp nhà rực sắc vàng óng của một mùa ngô bội thu; vùng cao ngày một đổi mới… đều được anh thu vào ống kính của mình và thể hiện trong cuốn sách. Anh tâm sự: "Cuốn sách ảnh không chỉ chứa đựng tình yêu mà tôi dành cho Yên Bái - quê hương thứ hai của mình, mà ẩn sâu trong đó là cả một nỗi niềm, một câu chuyện mà tôi muốn dùng ngôn ngữ hình ảnh để truyền tải tới người xem về mảnh đất và con người vùng cao này".

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Chiến chia sẻ: "Tôi rất khâm phục tài năng và niềm đam mê nhiếp ảnh của Thanh Miền. Anh luôn là người đi đầu trong phong trào nhiếp ảnh của Yên Bái, từ triển lãm ảnh nghệ thuật cá nhân cho đến việc ra đời cuốn sách ảnh "Yên Bái quê tôi miền sơn cước". Cuốn sách quả thực là đứa con tinh thần mà anh đã nuôi dưỡng theo năm tháng, kết tinh nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn mà Thanh Miền dày công tìm tòi sáng tạo".

Tác phẩm “Mùa ban trắng”.

Cuốn sách ảnh "Yên Bái quê tôi miền sơn cước" của nghệ sĩ nhiếp ảnh Thanh Miền (Nhà xuất bản Thông tấn), ra mắt người xem với hơn 100 bức ảnh được chọn lọc từ kho tư liệu gồm hàng nghìn bức ảnh về quê hương Yên Bái. Ông Nguyễn Đình Thi - Phó chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Yên Bái chia sẻ cảm nhận: "Cuốn sách ảnh "Yên Bái quê tôi miền sơn cước" của Thanh Miền được trình bày theo phong cách mới, hiện đại, lôi cuốn người xem ở từng bức ảnh.

Cuốn sách được chia làm 2 phần: "Người dân vùng sơn cước quê tôi" và "Vẻ đẹp vùng sơn cước"; được in bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh. Có lẽ Thanh Miền không chỉ muốn cho những người dân trên khắp mọi miền của Tổ quốc mà cả bạn bè quốc tế năm châu cùng biết đến vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của miền quê Yên Bái".

Hình ảnh một thanh niên nông dân khỏe khoắn trong ảnh của Thanh Miền.

Nếu như Hà Nam là nơi chôn rau cắt rốn thì Yên Bái là nơi Thanh Miền gắn bó nửa cuộc đời còn lại của mình và nuôi dưỡng niềm đam mê nhiếp ảnh. Giữ chức vụ là Phó trưởng phòng phụ trách Hành chính - Trị sự trong cơ quan báo Đảng, ngoài những giờ làm việc chuyên môn, anh luôn cố gắng thu xếp thời gian dành cho niềm đam mê nhiếp ảnh. Nơi anh hướng ống kính đến là tất cả những gì hiện hữu của cuộc sống, đặc biệt là đời sống vùng cao.

Là người tổ chức triển lãm ảnh cá nhân đầu tiên ở Yên Bái năm 2011, đến nay anh cũng là nghệ sĩ nhiếp ảnh đầu tiên ở tỉnh cho ra đời cuốn sách ảnh. Đó không đơn giản chỉ là tình yêu Thanh Miền dành cho Yên Bái, dành cho nhiếp ảnh mà còn thể hiện sự cố gắng, tìm tòi, nỗ lực không ngừng nghỉ trong cả một chặng đường dài của anh. Làm nên thành công của cuốn sách là những tác phẩm ảnh gắn với tên tuổi của Thanh Miền được rất nhiều bạn bè trong nước và quốc tế biết đến như: tác phẩm "Gương trời" đạt Huy chương Vàng Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc năm 2006 tại Bắc Kạn; tác phẩm "Mâm vàng" - Huy chương Bạc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc năm 2009 tại Vĩnh Phúc; tác phẩm "Nước và cuộc sống" Huy chương Vàng Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc năm 2011 tại Sơn La và giải C giải thưởng xuất sắc năm 2011 của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam; tác phẩm "Nghị lực sống", đạt giải C giải báo chí quốc gia lần thứ VIII - năm 2014...

Ngoài ra, tại nhiều cuộc thi, anh đều có những tác phẩm đạt giải và được treo tại triển lãm, như cuộc thi ảnh quốc tế tại Việt Nam, cuộc thi ảnh ý tưởng năm 2012, cuộc thi ảnh du lịch toàn quốc năm 2013, cuộc thi ảnh "Sắc màu dân tộc" năm 2014, cuộc thi ảnh khu vực miền núi phía Bắc, các cuộc thi ảnh do các bộ, ngành, các báo Trung ương và địa phương tổ chức.

Hình ảnh một vùng cao bình yên trong sách ảnh “Yên Bái quê tôi miền sơn cước”.

Ông Phí Văn Nam - Phó tổng biên tập Báo Yên Bái nhận định: "Thanh Miền là cán bộ hành chính của cơ quan nhưng rất đam mê nhiếp ảnh. Các tác phẩm ảnh của anh xuất hiện thường xuyên trên báo Yên Bái thời sự, báo Yên Bái vùng cao, báo Yên Bái điện tử và các ấn phẩm của các sở, ban, ngành trong tỉnh. Những bức ảnh của Thanh Miền góp phần nâng cao chất lượng ảnh trên các ấn phẩm của Báo Yên Bái. Việc ra đời cuốn sách ảnh "Yên Bái quê tôi miền sơn cước" của Thanh Miền mang ý nghĩa rất lớn, không chỉ giúp tuyên truyền về những nét văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số của Yên Bái mà còn kêu gọi phát triển đầu tư vào tỉnh miền núi nghèo".

Đến một cái đích, mỗi người đi theo một cách, trên những cung đường khác nhau. Đến với nghệ thuật, nghệ sĩ nhiếp ảnh Thanh Miền đi theo con đường của riêng mình. Đó không phải là một sự lựa chọn mà có lẽ là ngẫu nhiên theo cái cách người ta gọi là "duyên nghiệp". Nghệ sĩ nhiếp ảnh Thanh Miền tâm sự rằng: "Để cho ra đời cuốn sách ảnh này là cả một quá trình dài. Thông qua cuốn sách, tôi muốn thôi thúc sự sáng tạo, khơi dậy niềm đam mê nhiếp ảnh của anh em nghệ sỹ Yên Bái để cùng nhau có được những tác phẩm ảnh ngày một tốt hơn".

Thanh Miền đến với nhiếp ảnh như một cái duyên. Chính vì thế, anh cũng "duyên nợ" hết vùng đất này qua vùng đất khác để ghi vào trong ảnh của mình những nét thân thuộc nhất, yêu thương và gần gũi nhất của mảnh đất Yên Bái. Thanh Miền muốn thu vào ống kính tất cả để truyền tải, chia sẻ đến mọi người bằng ngôn ngữ nhiếp ảnh theo cách "rất Thanh Miền". Cuốn sách ảnh này là một phần ký ức trong anh, như một lời tri ân của Thanh Miền với mảnh đất đã nuôi dưỡng tâm hồn nghệ thuật trong anh.

Phạm Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

fb yt zl tw