Theo dữ liệu của Agoda, Việt Nam đã tăng tỷ trọng du lịch inbound (đón du khách quốc tế đến nước mình) trong 5 tháng đầu năm 2023, đứng thứ ba sau Nhật Bản và Thái Lan. Trong số các điểm đến hàng đầu tại châu Á. Việt Nam đã nhảy vọt từ vị trí thứ năm vào năm 2019 - năm cuối cùng trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra.
Thái Lan từng đứng đầu danh sách của Agoda vào năm 2022 nhưng nhanh chóng bị Nhật Bản vượt qua, khi quốc gia này mở cửa biên giới trở lại vào tháng 10/2022.
Thái Lan đã đón hơn 11 triệu du khách trong năm nay, nhiều hơn năm 2022. Với việc du lịch inbound, du lịch outbound (đưa du khách trong nước đi du lịch nước ngoài) và du lịch nội địa phục hồi, nhiệm vụ của Thái Lan là phát triển bền vững ngành du lịch - ngành này từng chiếm khoảng 1/5 tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan vào năm 2019.
"Thái Lan sẽ luôn là một điểm đến tuyệt vời cho kỳ nghỉ... nhưng bạn có thể đưa ra thêm lý do để mọi người đến đây không?" Omri Morgenshtern - Giám đốc điều hành Agoda - nói.
Ngày càng có nhiều người Hàn Quốc đi du lịch Nhật Bản và Việt Nam
Ông Morgenshtern cho biết, trong khi những đoàn khách lớn nhất của Hàn Quốc thường đến Thái Lan, thì ngày càng có nhiều người Hàn Quốc đi du lịch Nhật Bản và Việt Nam. Điều này là do các nhà máy Hàn Quốc đã hoạt động tại Việt Nam trong hai thập kỷ qua, thành lập một cộng đồng người Hàn Quốc truyền bá thông tin về Việt Nam ở quê nhà.
Ông Morgenshtern nói: "Bạn càng có thể thu hút đầu tư, kinh doanh và con người nhiều hơn... Bạn cũng có thể thúc đẩy ngành du lịch theo thời gian."
Theo dữ liệu của Agoda, thị trường Trung Quốc, từng đứng đầu về lượng du khách đến Thái Lan, giờ chỉ đứng thứ ba sau Hàn Quốc và Malaysia.
Lượng đặt phòng tại Thái Lan từ Trung Quốc trên nền tảng của Agoda đã phục hồi khoảng 80% so với năm 2019, tăng đột biến ngay sau khi Trung Quốc mở cửa biên giới trở lại vào tháng 1/2023, nhưng đi ngang trong những tháng tiếp theo do các hạn chế về thị thực và năng lực phục vụ của các hãng hàng không vẫn bị thắt chặt.
Ông Morgenshtern hy vọng, lượng du khách đến từ Trung Quốc sẽ thu hẹp khoảng cách vào cuối năm 2023.
Việc mở cửa biên giới trở lại vào tháng 10/2022 cũng mang lại lợi ích cho Nhật Bản - quốc gia đã có hai năm bị dồn nén nhu cầu du lịch.
Trích dẫn thành phố New York của Mỹ như một đại diện cho một siêu đô thị - nơi du lịch tăng trưởng cao hơn so với năm 2019, ông Morgenshtern cho thấy sự tăng trưởng bền vững đối với du lịch tới Nhật Bản nhờ các dịch vụ khác biệt của quốc gia này.
"Nhật Bản rất linh hoạt. Mọi người đến Thái Lan vì thời tiết, bãi biển và các bữa tiệc; nhưng Nhật Bản có Disneyland, các thành phố và các chuyến công tác", ông Morgenshtern nói.
Đối với hoạt động kinh doanh của Agoda, ông Morgenshtern nhìn thấy sự tăng trưởng thông qua trí tuệ nhân tạo tổng quát, thứ mà ông nhận định sẽ thay đổi cách du khách tìm kiếm thông tin trực tuyến và hợp lý hóa các hoạt động du lịch. Đặc biệt, điều này sẽ giúp công ty cải thiện trải nghiệm của khách hàng và đưa ra mức giá thấp hơn - một bước đệm chống lại lạm phát, biến động tiền tệ và suy thoái kinh tế.
Công ty du lịch trực tuyến Agoda được thành lập tại Singapore vào năm 2002 và được mua lại bởi Nasdaq-listed Booking Holdings vào năm 2007 như là một nền tảng của công ty tại châu Á - Thái Bình Dương. Trụ sở chính của Agoda đặt tại Singapore, nhưng có hơn 3.000 nhân viên làm việc tại Bangkok, chiếm khoảng một nửa lực lượng lao động toàn cầu của công ty. Agoda ghi nhận doanh thu đặt phòng đạt mức kỷ lục vào năm 2022 là 17 tỷ USD, với tổng lượng đặt phòng du lịch trị giá 121,3 tỷ USD.