Cây Thanh Thảo trong đời sống tâm linh của người Tày ở Lào Cai

Với đồng bào Tày ở Lào Cai, cây Thanh Thảo không chỉ là loại cây quý dùng để chữa bệnh, mà còn là loại cây gắn liền với đời sống tâm linh, là biểu tượng của sự trong sạch, thanh tao, thường được sử dụng nhiều trong các đám ma, đám cúng và một số nghi lễ khác.

Thanh Thảo là loại cây rất phổ biến, có ở nhiều nơi. Người ta thường gặp loài cây này ở các bờ ao, bờ sông, cánh đồng… có sức sống mạnh mẽ và rất dễ trồng. Ở nhiều nơi, người ta coi cây Thanh Thảo là một loại cỏ dại, vô tác dụng, nhưng đối với người Tày ở Lào Cai, loại cây này lại trở nên rất quan trọng, gắn liền với đời sống tâm linh của họ.

Truyền thuyết của người Tày kể lại rằng: Ngày xưa có một vị vua tên là Bạch Thiện trị vì đất nước rất hưng thịnh. Vua Bạch Thiện có ba người con: Hai hoàng tử và một công chúa. Cô công chúa tên là Bạch Thảo càng lớn càng xinh đẹp và dịu dàng, được rất nhiều chàng trai con của các vị trọng thần trong triều đem lòng yêu. Tuy vậy, không ai trong số họ lọt vào đôi mắt xanh của nàng, trái lại, nàng Bạch Thảo lại đem lòng yêu thương Mã Lượt, là một người hầu trong cung, nhà nghèo nhưng lại đẹp trai, đa tài. Khi biết được cuộc tình của con gái, vua cha rất tức giận và tiến hành gả nàng cho công tử của quan Tể tướng. Trước ngày tổ chức lễ cưới, Bạch Thảo đã lặng lẽ tìm đến chàng Mã Lượt và hai người rủ nhau bỏ trốn đi thật xa, đến một ngọn núi nọ, họ bị quan quân đuổi kịp, biết không thể thoát được, hai người ôm nhau nhảy xuống vực. Biết tin nhà vua rất đau đớn và đích thân đến tận nơi để đón thi thể của con về, nhưng kỳ lạ thay khi nhà vua đến nơi thì không thấy thi thể của hai người đâu mà chỉ thấy ở đó mọc lên hai cây dại xanh tốt và quấn quýt bên nhau. Hai cây đó chính là cây Thanh Thảo ngày nay.

Từ truyền thuyết đó, người Tày tin rằng, cây Thanh Thảo là hiện thân của tình yêu chung thủy, thể hiện sự thanh tao, trong sạch, trinh tiết. Loại cây này hiện nay được người Tày trồng rất nhiều ở các đình làng, miếu thờ… vừa để làm cảnh, vừa dùng để làm thuốc chữa được nhiều bệnh, như sốt rét, đau mắt, đau bụng… Không chỉ vậy, nước lá của cây Thanh Thảo là loại nước trong sạch, tinh khiết, nước ngâm lá loại cây này khi tưới đến đâu thì ở đó được gột rửa sạch sẽ. Vì vậy, người Tày thường dùng nước ngâm lá cây Thanh Thảo để rửa, vẩy cho sạch những công việc mang tính tâm linh gọi là "chạt mát". Trong các đám tang, khi đã tiến hành chôn cất xong, những người tham gia trong đám đều được gia chủ dùng nước ngâm lá cây Thanh Thảo vẩy lên người rồi mới yên tâm trở về nhà. Phụ nữ Tày sau khi sinh con được 7 ngày phải được gột rửa bụi bẩn, tạp uế cho gia đình bằng nước cây Thanh Thảo, có như vậy tổ tiên mới không oán trách, đứa bé mới được lành lặn, bình yên. Còn đối với những thầy cúng, phải thường xuyên uống nước loại cây này để lấy giọng và vẩy lên người trước khi hành lễ.

Thanh Thảo là loại cây gắn liền với tập quán, mang ngưỡng vọng tâm linh được người Tày ở Lào Cai gìn giữ bao đời nay./.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Trong khi nhiều làng nghề truyền thống đang dần mai một trước làn sóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, thì ở thôn Phù Yên, xã Phú Nghĩa (Hà Nội), một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết đang tiếp nối và làm mới nghề mộc truyền thống. Họ không chỉ giữ nghề mà còn đang thổi luồng sinh khí mới vào làng nghề hàng trăm năm tuổi.

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

fb yt zl tw