Cầu Hồ Kiều - “chứng nhân” lịch sử

LCĐT - “Bên kia Hà Khẩu, bên này Lào Cai”, câu hát từ lâu đã ngân vang để ghi dấu tình hữu nghị giữa hai địa phương liền núi, liền sông của Việt Nam và Trung Quốc. Mang trên mình sứ mệnh nối đôi bờ biên giới Việt - Trung hơn 100 năm qua chính là cây cầu đường sắt và đường bộ mang tên Hồ Kiều (hiện gọi là cầu Hồ Kiều 1). Cây cầu qua năm tháng luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thành phố biên giới Lào Cai nói riêng, tỉnh Lào Cai nói chung.

Khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai hiện có 2 cầu Hồ Kiều kết nối với nước bạn Trung Quốc, góp phần thúc đẩy giao thương.
Khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai hiện có 2 cầu Hồ Kiều kết nối với nước bạn Trung Quốc, góp phần thúc đẩy giao thương.

Ngược dòng lịch sử hơn 100 năm trước, khi chưa có tuyến đường sắt Điền - Việt, chưa có cầu Hồ Kiều, đôi bờ Việt - Trung thuộc khu vực Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) tách biệt nhau bởi sông sâu, giao thông khó khăn, hoạt động giao thương chỉ bằng thuyền nhỏ. Vì thế, kinh tế của cả hai khu vực biên giới trầm lắng.

Để nối đôi bờ Việt - Trung, ngày 28/3/1898, cầu Hồ Kiều được khánh thành, bắc qua dòng Nậm Thi bốn mùa trong xanh. Cầu được xây dựng nằm trong tham vọng của người Pháp, với mục đích hỗ trợ việc khai thác tài nguyên của vùng Tây Bắc Việt Nam và vùng Tây Nam Trung Quốc - nơi có lượng khoáng sản, lâm sản dồi dào. Tuyến đường sắt Điền - Việt nói chung, cầu Hồ Kiều nói riêng đã góp phần quan trọng thúc đẩy việc hình thành các đô thị nơi đường sắt đi qua, như Hải Phòng, Hà Nội, Phú Thọ, Lao Kay (Lào Cai) của Việt Nam và Hà Khẩu, Tân Cai, Kiến Thủy, Trình Cống rồi vươn lên tận Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc).

Khi tuyến đường sắt Điền - Việt hoàn thành, cây cầu Hồ Kiều trở thành nhịp nối thông thương, đẩy mạnh quan hệ kinh tế, văn hóa - xã hội giữa hai nước, từ đó không chỉ thúc đẩy hai địa phương biên giới Lào Cai - Vân Nam, mà cả hai nước Việt - Trung cùng phát triển. Sách “Đại Nam nhất thống chí” ghi: Vào đầu thế kỷ XIX, Lào Cai là cửa khẩu lớn thứ 3 trong toàn quốc. Đầu thập niên 80 của thế kỷ XIX, hằng tháng có tới 30 - 40 lượt tàu thuyền cập bến “Lão Nhai”. Để mở rộng thương trường giao lưu quốc tế, ngày 28/3/1898, cầu Hồ Kiều được khánh thành. Ngày 8/4/1910, khu chợ lớn có mái che được khai trương. Ngay từ tháng 11/1903, chợ mới Cốc Lếu đã có người mua, kẻ bán tấp nập sau khi tuyến đường sắt Hải Phòng - Lào Cai - Côn Minh hoàn thành (1901 - 1912).

Cầu Hồ Kiều có tới 105 năm đảm nhiệm cả “hai vai”, vừa là tuyến đường sắt, vừa là tuyến đường bộ nối liền đôi bờ sông Nậm Thi (dòng sông biên giới của Việt Nam và Trung Quốc) phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương của người dân hai nước. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đã có lúc cầu Hồ Kiều bị phá sập một phần trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, nhưng rồi lại được nối nhịp khi hai bên bình thường hóa quan hệ.

Cầu Hồ Kiều 1 nối đôi bờ Nậm Thi.
Cầu Hồ Kiều 1 nối đôi bờ Nậm Thi.

Sau này, trước nhu cầu vận tải hàng hóa lớn, đa dạng hơn và trước yêu cầu nâng cao hơn nữa quan hệ thông thương Việt - Trung, hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất xây dựng thêm một cây cầu đường bộ bắc qua dòng Nậm Thi mang tên cầu Hồ Kiều 2. Năm 2003, cầu đường bộ Hồ Kiều 2 khánh thành thì cầu Hồ Kiều 1 chỉ đảm nhiệm chức năng là cầu đường sắt.

Cho đến nay, khó có thể đong đếm đã có bao chuyến tàu hỏa, bao nhiêu hàng hóa, bao lượt người qua lại cây cầu hữu nghị, gắn kết hai nước Việt - Trung, tuy nhiên có một điều không thể phủ nhận, cây cầu là nhịp nối tình hữu nghị, thúc đẩy kinh tế Lào Cai - Vân Nam nói riêng, các địa phương nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nói chung cùng phát triển.

Hơn 2 năm nay, khi dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, có thời điểm Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất tạm thời ngưng giao thông, giao thương qua cây cầu lịch sử để phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, với sứ mệnh của mình, cầu Hồ Kiều 1 sẽ vẫn là nhịp nối quan trọng đôi bờ Nậm Thi, đưa những chuyến hàng xuất - nhập khẩu lưu thông.

Nối biên giới Việt - Trung trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có 3 cây cầu đường bộ và đường sắt. Trong tương lai không xa, Chính phủ hai nước tiếp tục xây dựng thêm những cây cầu mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động giao thương hàng hóa và quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội giữa hai nước. Mặc dù vậy, hình ảnh hữu nghị truyền thống hơn trăm năm qua mà cầu Hồ Kiều như chứng nhân lịch sử mãi mãi trong tâm thức của người dân hai bên biên giới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát huy vai trò cầu nối trên tuyến hành lang kinh tế

Phát huy vai trò cầu nối trên tuyến hành lang kinh tế

LCĐT- Hình thành một không gian kinh tế tổng hợp, có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, là hạt nhân kinh tế, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh và trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, phát huy vai trò cầu nối trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là mục tiêu tỉnh Lào Cai đặt ra trong giai đoạn tới.
Tạo động lực cho tăng trưởng

Tạo động lực cho tăng trưởng

LCĐT - Trong suốt chiều dài xây dựng và phát triển, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch và xác định đó là nguồn lực, cũng như động lực cho tăng trưởng.
Những tuyến đường no ấm

Những tuyến đường no ấm

LCĐT - Những năm qua, Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện tiêu chí giao thông trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, diện mạo nông thôn mới của tỉnh có nhiều thay đổi, mang lại no ấm cho người dân.
Dấu ấn trong sự nghiệp “trồng người”

Dấu ấn trong sự nghiệp “trồng người”

LCĐT -Rất khó để tìm kiếm được tài liệu nào có những ghi chép chi tiết và đầy đủ về giáo dục và đào tạo Lào Cai từ những buổi đầu thành lập tỉnh. 115 năm đã đi qua với bao thăng trầm lịch sử, sự kiện và đời người.
Từ tỉnh nghèo đến mục tiêu cực tăng trưởng

Từ tỉnh nghèo đến mục tiêu cực tăng trưởng

LCĐT - Trải qua 115 năm xây dựng, phát triển và hội nhập, bằng sự năng động, sáng tạo và vượt khó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai đã khẳng định những bước đi vững chắc, tạo thế và lực mới, quyết tâm xây dựng tỉnh Lào Cai xứng đáng với vị trí trung tâm kết nối vùng và cả nước.
Còn mãi với thời gian

Còn mãi với thời gian

LCĐT - Đến với mảnh đất biên cương Lào Cai, du khách không chỉ được thưởng thức những món ngon đặc sản của núi rừng Tây Bắc, mà còn được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo nhuốm màu thời gian.
Đoàn kết xây dựng Lào Cai ngày càng phát triển

Đoàn kết xây dựng Lào Cai ngày càng phát triển

LCĐT - Tỉnh Lào Cai có 25 dân tộc anh em chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 66% dân số. Nhờ tinh thần đoàn kết, nỗ lực vươn lên mà những năm qua, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, người dân vùng cao trong tỉnh không ngừng được nâng lên.
Giữ gìn "phên dậu" của Tổ quốc

Giữ gìn "phên dậu" của Tổ quốc

LCĐT - Chủ động, sáng tạo để thực hiện đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ, biện pháp nghiệp vụ biên phòng, bộ đội biên phòng Lào Cai đã lập nên những thành tích xuất sắc trong xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh, biên giới quốc gia và trật tự, an toàn xã hội vùng biên. 
Lắng nghe tiếng thì thầm của đất

Lắng nghe tiếng thì thầm của đất

LCĐT - Mùa này, nơi đầu nguồn con sông Hồng chảy vào đất Việt nước dâng cao, khỏa lấp những dải cát mịn màng nhấp nhô mỗi khi con nước đầy vơi. Dòng sông phổng phao, khoe mình uốn lượn, nước đỏ ngầu cuộn trôi phù sa về phía hạ nguồn, đắp bồi cho vùng châu thổ. Bên này sông, gần cột mốc 92 là cột cờ Lũng Pô sừng sững, uy nghi trấn giữ miền biên ải.
Những vùng quê kiểu mẫu

Những vùng quê kiểu mẫu

LCĐT - Về các xã nông thôn mới của tỉnh, ấn tượng đối với chúng tôi là những con đường bê tông bằng phẳng, sạch, đẹp, dọc hai bên đường là những hàng cây xanh, đường hoa rực rỡ. Những ngôi nhà cao tầng, công trình phúc lợi, công trình giao thông in đậm dấu ấn của cộng đồng, của lòng dân.
Lão Nhai xưa – Lào Cai nay

Lão Nhai xưa – Lào Cai nay

LCĐT - Tên Lão Nhai bắt nguồn từ địa danh khu “phố cổ”, từ ngàn xưa đã là cầu nối giao thương của ải Bảo Thắng Quan, thuộc châu Thủy Vĩ, phủ Quy Hóa, trấn Hưng Hóa - 1 trong 3 cửa ải lớn ở phía Bắc luôn được các triều đại phong kiến Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Vang mãi bài ca kết đoàn

Vang mãi bài ca kết đoàn

LCĐT - Trải qua bao thăng trầm, theo suốt chiều dài của lịch sử, đồng bào các dân tộc Lào Cai luôn chung sức, bền lòng, thắt chặt sợi dây kết đoàn để vượt qua muôn vàn gian khó, khơi dậy khát vọng trong mỗi người dân về một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Lào Cai - hành trình 115 năm xây dựng và phát triển

Lào Cai - hành trình 115 năm xây dựng và phát triển

LCĐT - Sau hơn một thế kỷ xây dựng, phát triển và hội nhập (12/7/1907 - 12/7/2022), Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc Lào Cai đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Rạng rỡ những chiến công

Rạng rỡ những chiến công

LCĐT - Đồng hành với chặng đường xây dựng và phát triển của tỉnh Lào Cai, lực lượng công an tỉnh luôn nêu cao tinh thần mưu trí, dũng cảm “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, lập nhiều chiến công, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
fb yt zl tw