Lào Cai: Diện mạo mới - tầm vóc mới

LCĐT - Ở miền biên viễn vùng Tây Bắc đất nước hình chữ S có một Lào Cai kiên cường, anh dũng cùng cả nước trong những năm đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Một Lào Cai năng động vượt gian khó của những năm đầu tái lập và hôm nay đang trên đà đổi mới, không ngừng sáng tạo bằng tinh thần chủ động, tích cực, dám nghĩ, dám làm, thêm một lần nữa làm tỏa rạng ý chí, bản lĩnh Lào Cai.

Người đời có câu châm ngôn rằng: “Nhìn về quá khứ một cách trân trọng cũng chính là cách giúp chúng ta bước đến tương lai một cách vững chãi hơn”. Tháng 7 này, tỉnh Lào Cai kỷ niệm 115 năm Ngày thành lập tỉnh đánh giá lại chặng đường dài xây dựng và phát triển từ nơi “rừng thiêng nước độc” thành cơ đồ rạng rỡ hôm nay không chỉ thể hiện sự trân trọng quá khứ, tri ân bao lớp người đi trước, mà còn khơi thêm niềm tự hào cống hiến thật nhiều của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân cho quê hương.

Lào Cai: Diện mạo mới - tầm vóc mới ảnh 1
Thành phố biên cương. Ảnh: Ngọc Bằng

Ngược dòng cổ sử, trước khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ ở nước ta, Lào Cai đã là một trung tâm kinh tế với sự sôi động của thương mại. Tháng 3/1886, sau khi đánh chiếm Lào Cai và hoàn thành công cuộc bình định quân sự, thực dân Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Chúng thành lập đạo quan binh số IV gồm 2 tiểu quân khu Yên Bái và Lào Cai, chọn Lào Cai là đạo lý chính. Đến những năm 1906 - 1907, chúng tiến hành xây dựng đường sắt Việt Điền nối liền Lào Cai với Hà Nội - Hải Phòng và sang Vân Nam (Trung Quốc). Mặt khác, tiến hành quy hoạch, mở rộng đô thị Lào Cai sang khu vực Cốc Lếu, Phố Mới, hình thành các bến cảng, nhà ga, kho bãi, bệnh viện, nhà thờ… Kinh tế phát triển, giao thông thuận lợi, tình hình biên giới ổn định là những tiền đề quan trọng cho việc thành lập tỉnh dân sự Lào Cai. Ngày 12/7/1907, toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định bãi bỏ đạo quan binh số IV để thành lập tỉnh dân sự Lao - Kay, đánh dấu sự ra đời của tỉnh Lào Cai ngày nay.

Trải suốt chiều dài 115 năm biết bao thăng trầm của lịch sử, dù ở những thời điểm khó khăn nhất, quân dân Lào Cai vẫn luôn đoàn kết một lòng, anh dũng chiến đấu, xây dựng quê hương. Đặc biệt, khi Đảng bộ tỉnh thành lập ngày 5/3/1947, Đảng đã lãnh đạo nhân dân nhất tề đứng lên chiến đấu giải phóng Lào Cai ngày 1/11/1950, mở ra trang sử mới của địa phương. Gác lại niềm vui hòa bình, quân dân Lào Cai vừa tích cực lao động sản xuất, tiếp tục công cuộc tiễu phỉ, vừa tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và làm tròn trách nhiệm của hậu phương lớn miền Bắc cung cấp sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.

Lào Cai: Diện mạo mới - tầm vóc mới ảnh 2
Trụ sở Tỉnh ủy Lào Cai trong khu hành chính mới của tỉnh.

Hòa bình lập lại, Lào Cai trong tỉnh Hoàng Liên Sơn tập trung xây dựng, củng cố vững chắc biên cương Tổ quốc. Rồi từ mái nhà chung Hoàng Liên Sơn, tỉnh Lào Cai được tái lập ngày 1/10/1991 trên đổ nát, hoang tàn. Vậy nhưng, bằng bàn tay, khối óc, sự đoàn kết một lòng, quyết tâm mạnh mẽ, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã nhanh chóng đề ra mục tiêu trọng yếu tập trung triển khai là khôi phục và nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, đáp ứng yêu cầu trước mắt. Song hành hoạch định những mục tiêu lâu dài, khai thác các thế mạnh đưa Lào Cai phát triển. Tỉnh đã hoàn thành việc lựa chọn vị trí xây dựng thị xã tỉnh lỵ Lào Cai - nay là thành phố Lào Cai; tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai khơi thông trở lại; xây dựng cầu Cốc Lếu; khôi phục cầu Hồ Kiều giúp khai thông tuyến biên giới, phá thế ngõ cụt; cải tạo, sửa chữa các tuyến quốc lộ nối Lào Cai với miền xuôi và tỉnh lộ đi các huyện thúc đẩy giao thương hàng hóa dần thoát khỏi cảnh bị “ngăn sông”. Đây chính là những tiền đề quan trọng đặt nền tảng để Lào Cai bắt đầu một giai đoạn phát triển rực rỡ sau này.

Điều đặc biệt, trong từng nhiệm kỳ, Đảng bộ tỉnh đều đã xác định, lựa chọn, xây dựng các chương trình, đề án trọng tâm để lãnh đạo thực hiện sát với tình hình thực tiễn. Các chương trình, đề án trọng tâm còn thể hiện tư duy đột phá với mục tiêu phát triển nhanh và bền vững làm cho Lào Cai thay đổi một cách thần kỳ. Tỉnh đã hoàn thành công cuộc “dời đô” về khu hành chính mới, dành khu vực thị xã Lào Cai cũ phát triển thương mại, dịch vụ; hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng sôi động; khu công nghiệp Tằng Loỏng được xây dựng và đi vào hoạt động là khu công nghiệp luyện kim màu lớn nhất cả nước; thị xã Sa Pa trở thành Khu du lịch quốc gia mang tầm quốc tế; du lịch thực sự trở thành mũi nhọn của nền kinh tế. Hàng loạt các dự án lớn được xây dựng, tiêu biểu như tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai kéo gần hơn khoảng cách với vùng kinh tế sông Hồng. Hiện dự án Cảng hàng không Sa Pa đã được phê duyệt và sẽ triển khai trong thời gian tới mang Lào Cai đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương trong 30 năm tái lập đều đạt hơn 10%/năm, đưa Lào Cai thoát khỏi diện tỉnh nghèo và trở thành đầu cầu quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Lào Cai hôm nay đã mang một diện mạo mới, làm hành trang quan trọng để cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân trong tỉnh tiếp tục dựng xây vươn tới tầm vóc mới. Đúng như nhận xét của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - nay là Chủ tịch nước tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Lào Cai tháng 7/2019, rằng: Lào Cai được ví như con rùa vàng, một trong tứ linh của văn hóa Việt (long, ly, quy, phượng), lại ở địa đầu Tổ quốc, hình tượng Kim Quy càng tôn nên vị thế vững chãi, uy nghi (bản đồ Lào Cai hình con rùa vàng). Thủ tướng bày tỏ “nếu quyết tâm cao thì trong vòng 15 - 20 năm nữa, Lào Cai sẽ là điểm sáng lớn trên bản đồ kinh tế Việt Nam”.

Lào Cai: Diện mạo mới - tầm vóc mới ảnh 3
Cầu Cốc Lếu nối đôi bờ thành phố Lào Cai. ảnh: Nguyễn Mạnh Cường (Bảo tàng tỉnh)

Lào Cai đã từng anh dũng trong chiến đấu, sáng tạo vượt khó trong dựng xây, nâng vị thế từ một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước trở thành tỉnh phát triển của vùng Trung du, miền núi phía Bắc. Lào Cai hôm nay đang quyết tâm đặt mục tiêu cao với tầm nhìn chiến lược phát triển tỉnh Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc. Theo đó, tỉnh đã xác định những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đó là: Điều chỉnh hợp lý chiến lược các ngành, lĩnh vực kinh tế, ưu tiên nguồn lực cho phát triển xanh gắn với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; xây dựng Lào Cai thành một trong những trung tâm logistics quan trọng của cả nước, hạt nhân du lịch của vùng và cả nước; phát triển chế biến sâu ngành công nghiệp khai khoáng, bảo đảm cung cấp ổn định nguyên liệu cho chuỗi sản xuất công nghiệp trong nước, nhất là các loại khoáng sản có trữ lượng lớn của vùng và cả nước; phát triển kết cấu hạ tầng, đột phá là hạ tầng giao thông kết nối liên hoàn giữa các tỉnh trong vùng, giữa vùng với cả nước và quốc tế và hạ tầng chuyển đổi số; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, phát triển kinh tế gắn với vai trò “phên dậu’’ quốc gia.

Xác lập tư duy phát triển dài hạn, đội ngũ cán bộ có tầm, dám quyết, dám làm và khát vọng đổi mới không ngừng, chắc chắn sẽ tiếp tục đưa Lào Cai phát triển bứt tốc thành công. Vui mừng và tự hào trước những đổi mới của tỉnh sau 115 năm thành lập, mỗi người dân Lào Cai đang tích cực học tập, lao động với khát vọng được cống hiến thật nhiều để góp sức dựng xây quê hương theo đúng mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh đã đặt ra là trở thành cực tăng trưởng, trung tâm kết nối, trung tâm phát triển của vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và của cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Chiến dịch Hồ Chí Minh với đỉnh cao là chiến thắng ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam có phần đóng góp đáng kể của quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đó là đóng góp to lớn về sức người, sức của với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng" để cùng dân tộc làm nên những trang sử mang tầm thời đại.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Những ngày này, hơn 5.000 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên không chỉ được sống trong những ngày của vinh quang chiến thắng mà còn vui mừng khi được dọn về ở trong những căn nhà mới, những mái ấm đoàn kết từ tình cảm của Nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chung tay cùng cả nước hướng về Điện Biên, đồng bào các dân tộc Lào Cai đã đóng góp hơn 600 triệu đồng giúp đỡ hộ nghèo xây dựng những căn nhà ấm áp nghĩa tình.

Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Trọn cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và chói sáng, đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã có vai trò quan trọng trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng. Những tư tưởng xuất sắc về xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, về tổ chức mà Đồng chí đề xuất và lãnh đạo thực hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, vẫn giữ nguyên tính thời sự và cách mạng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành và thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành và thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

Chiều 28/4, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/2024 – 7/5/2024), tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác Dự án đường bộ cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt.

fb yt zl tw