Những cây cầu bắc qua sông Hồng trên địa bàn Lào Cai

Từ "chứng nhân" lịch sử đến biểu tượng phát triển

LCĐT - Từ cầu Cốc Lếu - cây cầu đầu tiên được người Pháp xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX - đến nay, sông Hồng (đoạn qua Lào Cai) đã có thêm nhiều cây cầu khác. Có những cây cầu là “chứng nhân” lịch sử cho chặng đường gian khổ, hào hùng của quân và dân các dân tộc trong tỉnh, cũng có những cây cầu là biểu tượng của sự phát triển, khẳng định vị thế của tỉnh Lào Cai đang vươn mình trở thành cực tăng trưởng, trung tâm kết nối giao thương của khu vực.

Ngay sau khi chọn khu vực Lào Cai và Cốc Lếu làm tỉnh lỵ của tỉnh Lào Cai (1907), thực dân Pháp đã cho xây dựng cầu Cốc Lếu bắc qua sông Hồng. Tài liệu ghi lại vào thời điểm ấy cho biết, người Pháp có ý định xây dựng cầu Cốc Lếu bên trên cầu Cốc Lếu hiện tại chừng 100 m,, nhưng do quá gần biên giới, cấu tạo địa chất lại không cho phép, hơn nữa thời đó kỹ thuật xây dựng còn nhiều hạn chế nên sau đó đã lựa chọn vị trí hiện tại.

Trong những năm chiếm đóng, thực dân Pháp đã bắt, giết hại không ít chiến sĩ cách mạng và ném thi thể từ trên cầu xuống dòng sông Hồng. Chính vì vậy mà cây cầu này còn được gọi là cầu “Giời ơi” và truyền miệng nhau câu thơ ai oán “Ai đưa tôi đến chốn này, bên kia Cốc Lếu, bên này Lào Cai”. Ngày bộ đội ta tiến lên giải phóng Lào Cai, thực dân Pháp đã cho đánh sập cầu Cốc Lếu.

Đến cuối những năm 50 của thế kỷ XX, được sự giúp đỡ của Chính phủ Liên Xô, cầu Cốc Lếu được xây dựng lại. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc, một lần nữa cây cầu bị phá hủy. Năm 1994, trong công cuộc tái thiết tỉnh Lào Cai, ngành giao thông vận tải đã hoàn thành cầu Cốc Lếu dài 250 m. Đây là công trình trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm đầu tái lập. Năm 2012, lần thứ 3 cầu Cốc Lếu được xây dựng lại với quy mô 4 làn xe.

Cũng trong khoảng thời gian từ năm 1957 đến năm 1959, khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, mỏ apatit được các đơn vị quân đội tăng cường khai thác và mở rộng, Nhà nước đã đầu tư xây dựng cây cầu Làng Giàng bắc qua sông Hồng. Năm 1958, Bác Hồ lên thăm Lào Cai bằng tàu hỏa đến Ga Làng Giàng, Bác ân cần thăm hỏi anh chị em công nhân, kỹ sư tham gia xây dựng cầu. Cầu Làng Giàng đã gánh trên mình hàng triệu tấn quặng apatit, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế, đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1979, cầu Làng Giàng bị phá hủy trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc. Năm 1983, cầu Phố Lu vượt qua sông Hồng được xây dựng thay thế cầu Làng Giàng.

Trước xu thế phát triển mạnh về thương mại giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là cặp Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu, đòi hỏi có thêm một loại hình giao thông mới kết nối các địa phương trong nước và quốc tế với vùng Tây Nam Trung Quốc rộng lớn. Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh Lào Cai sớm nhận thấy sự cần thiết của việc xây dựng thêm một cây cầu nối thành phố Lào Cai và thị trấn Hà Khẩu tại một vị trí mới có tầm bao quát, chiến lược và đủ điều kiện để phát triển lâu dài. Từ đây, ý tưởng xây dựng cầu biên giới qua sông Hồng giữa 2 nước được hình thành.

Cuộc hội đàm đầu tiên giữa ngành giao thông 2 tỉnh (tháng 9/2002), vấn đề xây dựng cầu biên giới qua sông Hồng được đưa ra. Đến tháng 10/2002, UBND tỉnh Lào Cai chính thức đề nghị Chính phủ cho phép xây dựng cầu đường bộ bắc qua sông Hồng và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Tổ chuyên gia kỹ thuật xây dựng cầu của 2 tỉnh Lào Cai (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc) được thành lập và bước vào đàm phán.

Theo tài liệu của ngành giao thông, ban đầu công việc rất khó khăn khi quan điểm về vị trí xây dựng cầu của 2 bên khác nhau do yêu cầu về quy hoạch và sử dụng. Hai bên đã đưa ra rất nhiều vị trí xây dựng cầu. Nhưng nhiệm vụ của đoàn đàm phán được Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh giao là phải thỏa thuận được với tỉnh Vân Nam vị trí xây dựng cầu nằm trong Khu Thương mại Kim Thành.

Với sự kiên trì, nỗ lực của tỉnh, ngày 11/5/2004, Sở Giao thông - Vận tải Lào Cai và Ty Giao thông Vân Nam đã ký kết biên bản thống nhất lựa chọn vị trí xây dựng cầu sông Hồng. Cầu sẽ được xây dựng cách cầu Hồ Kiều II khoảng 3,5 km về phía thượng lưu sông Hồng và nằm ở trung tâm Khu Thương mại Kim Thành.

Qua 10 lần đàm phán, hồ sơ thiết kế của công trình đã được hoàn tất và chuẩn bị khởi công xây dựng. Hai nước thống nhất xây dựng cầu với quy mô hiện đại, mang tính thẩm mỹ cao. Cầu chính được xây dựng với chiều dài nhịp 280 m, thiết kế cho xe nặng 120 tấn, trụ cầu tạo dáng hình chữ V, chiều rộng ngang cầu 21,5 m, tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Đây là một kỷ lục đối với ngành cầu Việt Nam và là cầu có chiều rộng lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ được thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân bằng. Cũng lần đầu tiên, trên địa bàn tỉnh Lào Cai sử dụng công nghệ móng cọc có đường kính lớn cho công trình giao thông.

Cầu Kim Thành là công trình xứng với tầm vóc của cửa khẩu quốc tế, để Lào Cai xứng tầm là cầu nối của cả nước với vùng Tây Nam Trung Quốc. Tới đây, cây cầu bắc qua sông Hồng tại khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc) cũng sẽ được xây dựng. Tỉnh Lào Cai đã khởi công các dự án hạ tầng kết nối, phía Trung Quốc đang khẩn trương xây dựng khu hợp tác qua biên giới. Cây cầu hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa trao đổi thương mại giữa 2 nước.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh Lào Cai luôn ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông, đặc biệt là những cây cầu kết nối nhằm mở rộng không gian phát triển. Đầu năm 2000, trước yêu cầu kết nối đô thị 2 bờ sông Hồng phía Nam thị xã, tỉnh đã huy động nguồn lực xây dựng cầu Phố Mới, dự án khánh thành năm 2002.

Ngay sau đó, tỉnh lại đầu tư xây dựng cầu Bảo Hà bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 279. Tháng 12/2005, cây cầu thông xe kỹ thuật, góp phần kết nối Hà Giang - Lào Cai - Lai Châu và các tỉnh vùng Tây Bắc.

Tháng 5/2015, cầu Phố Lu - cây cầu thứ 6 qua sông Hồng trên địa bàn Lào Cai- được đưa vào sử dụng, để tách riêng cầu đường sắt và cầu đường bộ. Cầu Phố Lu được khởi công xây dựng tháng 5/2012, tổng chiều dài 1.534,8 m. Cây cầu đưa vào sử dụng không chỉ giúp người dân nơi đây thoát khỏi cảnh sử dụng cầu vượt đường sắt thay cho cầu đường bộ trong gần 30 năm, mà còn mở ra triển vọng mở rộng, sáp nhập thị trấn Phố Lu với các xã bên tả ngạn sông Hồng thành thị xã Phố Lu nối với Khu Công nghiệp Tằng Loỏng trong tương lai gần.

Cũng trong năm 2015, cầu Giang Đông được đưa vào sử dụng sau 2 năm thi công, đây là cây cầu đường bộ thứ 7 bắc qua sông Hồng trên địa bàn tỉnh. Cầu Giang Đông được thiết kế rộng 14 m, kết cấu 6 nhịp, trong đó có 3 nhịp liên tục được thi công bằng công nghệ dầm hộp đúc hẫng cân bằng. Đặc biệt, đơn vị thi công là một doanh nghiệp của Lào Cai - Công ty Đầu tư xây dựng Quyết Tiến. Cầu Giang Đông hoàn thành đã rút ngắn thời gian đi lại của người dân khu vực Vạn Hòa, Giang Đông, Làng Giàng... với thành phố Lào Cai, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của người dân ven sông Hồng.

Năm 2020, cầu Làng Giàng, cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng được khởi công, nhằm kết nối giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng phía Nam của thành phố Lào Cai và huyện Bảo Thắng - vùng trọng điểm nông nghiệp của tỉnh. Cầu Làng Giàng dài 438 m, rộng 11 m,  gồm 7 nhịp, trong đó có 3 nhịp chính được thi công bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng. Cầu Làng Giàng có nhịp thông thuyền chiều dài 120 m, là cầu có nhịp dài nhất vượt sông Hồng ở Lào Cai hiện nay. Ngoài việc giải quyết nhu cầu đi lại, vận tải hàng hóa của người dân hai bên bờ sông Hồng, cây cầu này còn mở hướng phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng đô thị về phía Nam của thành phố Lào Cai, tạo tiền đề cho thành phố phát triển trở thành đô thị loại 1 trong giai đoạn 2020 - 2025.

Trong quy hoạch của tỉnh, sẽ xây dựng thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng ở thành phố Lào Cai, thị trấn Phố Lu (Bảo Thắng), xã Cam Cọn (Bảo Yên). Đặc biệt, cầu Phú Thịnh sẽ sớm được khởi công kết nối các khu đô thị hiện đại của phường Bắc Cường với xã Vạn Hòa (thành phố Lào Cai) đang trong lộ trình lên phường với nhiều dư địa phát triển. Cây cầu hoàn thành sẽ góp phần khai thác hiệu quả quỹ đất phía tả ngạn sông Hồng, mở rộng không gian đô thị dọc sông Hồng theo định hướng của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

fb yt zl tw