Cân nhắc một số tiêu chí để tạo thuận lợi hơn cho các giao dịch điện tử

Góp ý với Dự thảo Luật Giao dịch điện tử sửa đổi (dự kiến được Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cơ quan soạn thảo cần cân nhắc bổ sung một số tiêu chí nhằm tạo thuận lợi hơn cho giao dịch điện tử, cũng như tạo lập một khung khổ pháp lý vững chắc để xây dựng nền kinh tế số Việt Nam ngày càng phát triển.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cân nhắc một số tiêu chí để tạo thuận lợi hơn cho các giao dịch điện tử ảnh 1

Có một khung khổ pháp lý cho giao dịch điện tử sẽ tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Qua đó, khắc phục hạn chế, bất cập của luật hiện hành, nhằm bảo đảm an toàn cho doanh nghiệp và người dân trong giao dịch điện tử, cũng như hỗ trợ cho sự phát triển giao dịch điện tử, tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia,…

Bảo đảm thông thoáng trong giao dịch điện tử

Luật Giao dịch điện tử sửa đổi được xem là dự án luật rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay trước xu thế thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử là tất yếu và sẽ chiếm ưu thế trong tương lai gần.

Theo VCCI, tại Điều 25.1 của Dự thảo quy định chữ ký điện tử đủ điều kiện bảo đảm an toàn được có thể thay cho chữ ký của cá nhân. Tuy nhiên, Dự thảo không có quy định nào về các tiêu chí để xác định chữ ký điện tử được coi là bảo đảm an toàn. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về nội dung này, nói cách khác có thể cân nhắc lại quy định tại Điều 22 Luật Giao dịch điện tử năm 2005.

Phân tích kỹ về vấn đề này, VCCI cho rằng, Điều 28.1.đ của Dự thảo quy định một trong các điều kiện công nhận chữ ký điện tử nước ngoài là đối tượng sử dụng là tổ chức, cá nhân nước ngoài; tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu giao dịch điện tử với đối tác nước ngoài mà chứng thư chữ ký điện tử của các tổ chức cung cấp dịch vụ trong nước chưa được công nhận tại nước đó.

Tuy nhiên theo VCCI, quy định này chưa thật sự hợp lý vì rất khó cho các tổ chức, cá nhân của Việt Nam biết được liệu các tổ chức cung cấp dịch vụ trong nước đã hay chưa được công nhận tại nước của đối tác. Quy định này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch với đối tác nước ngoài.

Chưa kể, Điều 28 của Dự thảo cũng quy định việc sử dụng và công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, theo đó, Nhà nước sẽ thực hiện việc công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài khi đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định.

Quy định như vậy có thể dẫn đến cách hiểu rằng tất cả các giao dịch điện tử sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài sẽ phải trải qua một “bài kiểm tra” về giá trị pháp lý. Tuy nhiên, theo phân tích của VCCI, cần cân nhắc cho phép các bên được tự thỏa thuận về việc sử dụng các loại chữ ký điện tử hoặc chứng thư điện tử nhất định bởi tôn trọng quyền tự do lựa chọn của các bên.

Giao dịch thương mại có đặc điểm tôn trọng tối đa quyền tự do lựa chọn của doanh nghiệp, pháp luật chỉ can thiệp khi trái với quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội. Điều 4.2 Dự thảo cũng đề cập đến nguyên tắc này, cụ thể cho phép các bên có quyền tự do lựa chọn phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch.

Việc giải quyết tranh chấp sẽ được cơ quan giải quyết tranh chấp dựa vào độ tin cậy của phương tiện điện tử để ra quyết định mà không cần được cơ quan nhà nước công nhận. Việc công nhận từ cơ quan nhà nước chỉ nên được coi như một sự bảo đảm về mặt pháp lý (gần như không bị xem xét lại), không nên được coi như điều kiện tiên quyết để có giá trị pháp lý.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định theo hướng cho phép các bên trong hoạt động thương mại được tự thỏa thuận về việc sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài hoặc chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài để tránh làm tăng chi phí cho các bên, tạo rào cản cho giao dịch xuyên biên giới.

Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Bên cạnh đó, góp ý quy định về các điều kiện để việc chuyển đổi giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý tại Điều 14 của Dự thảo. VCCI cho rằng, việc đưa ra các tiêu chuẩn cho việc chuyển đổi giữa hai hình thức “giấy” và “điện tử” có ý nghĩa như căn cứ để các bên xem xét, tin tưởng giá trị của hình thức chuyển đổi. Tuy vậy, cần lưu ý rằng việc lựa chọn công nghệ và cách thức thực hiện nên cố gắng thiết kế theo hướng mở nhất.

Cân nhắc một số tiêu chí để tạo thuận lợi hơn cho các giao dịch điện tử ảnh 2

Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên lựa chọn, mua sắm các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.

Theo VCCI, một mặt, Dự thảo vẫn nên quy định một số phương thức “chuẩn”, có tính an toàn cao và sẽ có giá trị pháp lý mà không cần xem xét lại. Đây được coi là các điều kiện chuẩn mà các bên có thể lựa chọn tuân thủ để hạn chế các rủi ro pháp lý có thể xảy ra, đặc biệt trong trường hợp các bên chưa có sự tin tưởng lẫn nhau, chẳng hạn trong lần đầu giao dịch. Đương nhiên, các bên sẽ phải chấp nhận chi trả thêm chi phí cho giao dịch này,...

Thực tế, đối với văn bản giấy, pháp luật đã cho phép các bên được sử dụng nhiều phương thức khác nhau để bảo đảm bản sao giống bản gốc. Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định bản sao có giá trị pháp lý khi bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính. Điều này có nghĩa là các bản sao được tạo ra theo cách thức này được mặc định có giá trị pháp lý (mà không cần kiểm tra lại).

Vì vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về việc tiếp nhận thông điệp dữ liệu chuyển đổi từ văn bản giấy của cơ quan nhà nước theo hướng chấp nhận thông điệp dữ liệu đáp ứng yêu cầu tại Điều 14.1 Dự thảo hoặc thông điệp dữ liệu chuyển đổi từ văn bản giấy (chẳng hạn, bản scan, bản chụp) và nộp kèm bản chính để đối chiếu.

Ngoài những vấn đề trên, tại văn bản góp ý, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, cân nhắc một số quy định liên quan đến nội dung: Điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy; dữ liệu mở; nền tảng số; nền tảng số trung gian; trách nhiệm của bên xử lý dữ liệu…

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên: Đi đầu thực hiện chữ ký số

Bảo Yên: Đi đầu thực hiện chữ ký số

Sử dụng chữ ký số đang được huyện Bảo Yên triển khai, thực hiện hiệu quả. Bảo Yên trở thành huyện đi đầu trên địa bàn tỉnh về sử dụng chữ ký số đối với lãnh đạo, quản lý các cơ quan từ huyện đến xã, thị trấn.

Bài cuối: Chủ động các phương án

Bài cuối: Chủ động các phương án

Khi nền tảng “Cửa khẩu số” hoạt động sẽ tự động hóa quy trình kiểm tra, giám sát phương tiện chở hàng hóa xuất - nhập khẩu ra/vào khu vực cửa khẩu. Tại các vị trí barie kiểm soát, các camera công nghệ AI sẽ tự động nhận dạng biển số xe, truy vấn các thông tin lái xe, giấy tờ xe, trọng tải xe phục vụ việc giám sát, quản lý, thu phí.

Bài 1: Tạo đột phá phục vụ xuất - nhập khẩu

Bài 1: Tạo đột phá phục vụ xuất - nhập khẩu

Xác định chuyển đổi số trong quản lý, khai thác hoạt động cửa khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện các nội dung chuyển đổi số của tỉnh, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng, đưa nền tảng cửa khẩu số vào hoạt động. Đây được kỳ vọng trở thành 1 trong 25 sản phẩm đặc sắc trong lĩnh vực chuyển đổi số của tỉnh.

Chiến lược dữ liệu số - chìa khóa để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai

Chiến lược dữ liệu số - chìa khóa để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai

“Chiến lược dữ liệu số - chìa khóa để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai” là chủ đề tham luận của ông Vũ Hùng Dũng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tại Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2023 (Vietnam - Asia DX Summit 2023) do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức tại Hà Nội.

“Net cỏ” - thời xa vắng

“Net cỏ” - thời xa vắng

Đối với những “game thủ” thế hệ 8x, 9x, quán net chật kín, luôn ám mùi mồ hôi, khói thuốc lại là nơi khởi nguồn những đam mê bất tận của tuổi trẻ một thời. Thế nhưng, trong xu thế “màn hình dọc”, những tiệm net nhỏ dần trôi vào dĩ vãng…

fb yt zl tw