Cần có "hành động tập thể" để yêu cầu các Big Tech trả phí việc chia sẻ tin tức

Vừa qua, Indonesia là quốc gia tiếp theo sau Australia và Canada chính thức ban hành quy định yêu cầu các nền tảng kỹ thuật số "hỗ trợ báo chí chất lượng" với các hãng tin địa phương. Động thái này của Indonesia sẽ tiếp tục thúc đẩy làn sóng ở nhiều quốc gia khác buộc “các ông lớn công nghệ” phải có trách nhiệm chia sẻ lợi nhuận cho các cơ quan báo chí, thay vì sử dụng miễn phí.

Australia là quốc gia đầu tiên ban hành luật bắt buộc các ông lớn công nghệ là Google và Facebook phải trả phí khi chia sẻ tin tức. Bộ luật "Thương lượng giữa nền tảng kỹ thuật số và truyền thông tin tức" được chính phủ Australia chính thức thông qua vào tháng 3/2021.

Trong đó, bộ luật này quy định các nền tảng công nghệ như: Google và Facebook phải đàm phán với các hãng tin để đạt được thỏa thuận cấp phép tin bài xuất hiện trên trang tìm kiếm Google và nguồn cấp dữ liệu của Facebook. Nếu không, hai bên sẽ phải theo cách phân xử của chính quyền.

Theo chân Australia, năm ngoái Canada cũng đã ban hành Đạo Luật tin tức trực tuyến hay còn gọi là Dự luật C-18. Dự luật C-18, đã có hiệu lực từ tháng 12/2023, đưa ra một khuôn khổ yêu cầu các công ty công nghệ như Google và Meta phải triển khai các thỏa thuận với những nhà cung cấp tin tức của Canada bằng việc trả phí để các nội dung tin tức được chia sẻ trên các nền tảng của họ.

Thế giới báo chí đang gây sức ép buộc các công ty công nghệ phải trả tiền khi sử dụng tin tức để thu lợi nhuận.
Thế giới báo chí đang gây sức ép buộc các công ty công nghệ phải trả tiền khi sử dụng tin tức để thu lợi nhuận.

Theo Bộ trưởng Di sản Canada - Pablo Rodriguez, cần phải có một sự công bằng đối với báo chí khi tin tức của họ đang được chia sẻ trên các nền tảng xã hội mà không được trả phí.

Bộ trưởng Di sản Canada - Pablo Rodriguez nhấn mạnh: "Chúng tôi khuyến khích và hoan nghênh các công ty công nghệ lớn toàn cầu đầu tư vào Canada. Họ đang thu được lợi nhuận từ việc chia sẻ các nội dung tin tức trên các nền tảng của họ mà không hề phải trả phí.

Trong khi tại Canada, cuộc khủng hoảng truyền thông đang khiến cho gần 500 cơ quan báo chí phải đóng cửa kể từ năm 2008 đến nay do không đủ phí. Điều này là không công bằng. Chúng tôi đang tìm cách giải quyết việc mất cân bằng này. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng các hãng tin tức và các nhà báo nhận được sự công bằng. Do đó, chúng tôi muốn có một sự thương lượng giữa các hãng tin và các công ty Big Tech về vấn đề này".

Nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha cũng đang tìm cách để thông qua các quy định tương tự. Liên minh Truyền thông Tin tức Mỹ với gần 2.000 tổ chức thành viên cũng vận động xúc tiến "Đạo luật Bảo tồn và Cạnh tranh Báo chí" tương tự của Australia, cho phép các nhà sản xuất tin tức có thể "thương lượng với những nền tảng trực tuyến về các điều khoản phân phối nội dung".

Cơ quan Cạnh tranh Pháp đang dẫn đầu những nỗ lực kêu gọi các nền tảng công nghệ trả tiền cho tin tức suốt nhiều năm qua. Liên minh châu Âu (EU) cho biết sẽ theo chân Australia buộc Facebook và Google trả tiền cho báo chí. Dù chưa có thông tin chi tiết, có vẻ như các nhà lập pháp đang xây dựng khuôn khổ được đề xuất trong đạo luật Dịch vụ và Thị trường Kỹ thuật số mà EU đề xuất gần đây.

Theo đánh giá của Tạp chí về công nghệ Wired nổi tiếng tại Mỹ, Australia và Canada đã tạo ra một "bộ luật mẫu" để về lý thuyết có thể buộc các "ông lớn" trong ngành công nghệ phải trả tiền khi sử dụng tin tức của các hãng tin.

Tuy nhiên, để buộc các công ty công nghệ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo luật vẫn còn gặp nhiều rào cản. Theo Bộ truyền thông Australia, sau 1 năm thực thi luật, Google mới ký được 19 thỏa thuận nội dung với các nhà xuất bản tin tức. Trong khi cho đến nay, các cuộc tham vấn pháp lý giữa Facebook với Chính phủ Australia vẫn chưa đi đến hồi kết. Năm 2019, Pháp trở thành quốc gia đầu tiên trong số các quốc gia EU áp dụng chỉ thị bản quyền của châu Âu, yêu cầu Google và Facebook trả tiền cho các hãng tin nhưng cả hai công ty đều từ chối.

Tây Ban Nha là nước đầu tiên đưa ra "thuế Google" từ năm 2014, buộc gã khổng lồ công nghệ phải trả tiền cho những đoạn tin tức đăng trên nền tảng Google News. Thay vì chọn trả phí, Google đóng cửa hoàn toàn Google News ở Tây Ban Nha. Năm 2019, bốn hãng tin của Đức, bao gồm cả chủ sở hữu Insider Axel Springer hợp lực đòi các hãng quảng cáo Big Tech chia sẻ lợi nhuận cho tin tức truyền thống song vẫn không đạt được thỏa thuận đáng kể nào.

Việt Nam là một trong số các quốc gia có số lượng người dùng các mạng xã hội lớn nhất. Do đó, chúng ta cũng cần phải có lộ trình để xây dựng các quy định yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google khi sử dụng, khai thác thông tin của báo chí Việt Nam phải trả phí cho các cơ quan báo chí của Việt Nam.

Theo ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: “Việt Nam có thể tham khảo cách thức tiếp cận của Australia đối với các công ty thuộc nhóm "big tech" đang chi phối lĩnh vực quảng cáo digital và phân phối nội dung. Nhưng việc thương lượng đơn lẻ của từng cơ quan báo chí với các “ông lớn công nghệ” nhiều khả năng dẫn đến thất bại. Do đó, cần phải thương lượng tập thể và có sự hậu thuẫn của cơ quan chức năng thì mới hi vọng đạt được tiến bộ”.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw