Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025

Từ đầu năm 2025, Campuchia sẽ giảm phí cấp thị thực điện tử (e-Visa) đối với hai loại thị thực du lịch (T) và thị thực thông thường (E).

Khách quốc tế tham quan, nghỉ dưỡng tại Koh Tunsay (Đảo Thỏ) ở ngoài khơi biển Kep, phía tây nam Campuchia.
Khách quốc tế tham quan, nghỉ dưỡng tại Koh Tunsay (Đảo Thỏ) ở ngoài khơi biển Kep, phía tây nam Campuchia.

Thông cáo báo chí ngày 28/12 của Chính phủ Hoàng gia Campuchia cho biết, mức phí thị thực điện tử nhập cảnh đối với thị thực du lịch (e-Visa T) vào Campuchia giảm từ 36 USD xuống còn 30 USD (tương đương mức giảm 16,6%).

Tương tự mức phí cấp thị thực thông thường (e-Visa E) cũng giảm từ 42 USD xuống còn 35 USD. Mức phí mới này được áp dụng từ ngày 1/1/2025 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của du khách và hành khách khi nhập cảnh vào Campuchia.

Trong văn bản trên, Chính phủ Hoàng gia Campuchia yêu cầu các bộ, ngành và cơ quan liên quan cải thiện và tạo điều kiện thuận lợi về quy trình thủ tục cấp thị thực qua hệ thống thị thực điện tử và nhập cảnh điện tử, thông qua một hệ sinh thái duy nhất của chính phủ.

Du lịch là một trong những trụ cột của nền kinh tế Campuchia, đang từng bước hồi phục sau đại dịch Covid-19.

Trong năm 2024, Campuchia dự kiến đón khoảng 6,7 triệu lượt du khách nước ngoài và 22 triệu lượt du khách trong nước, cao hơn so với giai đoạn trước đại dịch Covid-19 vào năm 2019.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

fb yt zl tw