Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn nguyên tắc chung sử dụng chatbot AI

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Công văn số 557/BKHCN-CĐSQG hướng dẫn một số nguyên tắc chung đối với công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn (chatbot AI) phục vụ công việc.

Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Tài liệu này nhằm đưa ra các nguyên tắc chung, dễ hiểu để công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước sử dụng chatbot AI hỗ trợ công việc một cách hiệu quả và an toàn.

Công văn số 557/BKHCN-CĐSQG nêu rõ, các cơ quan, đơn vị nếu có nhu cầu áp dụng chatbot AI trong công việc được khuyến khích chủ động tìm hiểu và sử dụng tài liệu này để triển khai, phổ biến trong tổ chức của mình sao cho phù hợp với thực tế. Tài liệu giúp đảm bảo việc ứng dụng AI diễn ra an toàn và mang lại lợi ích thiết thực.

Tuân thủ pháp luật Việt Nam trong ứng dụng

Về nguyên tắc chung, tài liệu nêu rõ việc ứng dụng AI cần tuân thủ pháp luật Việt Nam, đảm bảo tôn trọng đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Hành vi và cách ứng xử khi sử dụng chatbot AI trong xử lý công việc cần phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Việc ứng dụng chatbot AI cần thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn về bảo vệ an ninh mạng và đảm bảo an toàn thông tin mạng theo các quy định pháp luật hiện hành. Công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm đối với hành vi, cách ứng xử khi sử dụng chatbot AI nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời các hành vi hoặc nội dung thông tin vi phạm pháp luật.

Các cơ quan, đơn vị sử dụng chatbot AI có trách nhiệm cung cấp thông tin cơ bản về hệ thống, bao gồm các tình huống tiềm ẩn rủi ro cao, gửi về Bộ Khoa học Công nghệ (Cục Chuyển đổi số quốc gia) để tổng hợp thông qua cổng hỗ trợ trực tuyến. Các nguyên tắc nêu trong tài liệu này không áp dụng đối với việc sử dụng chatbot AI trong các hoạt động nghiên cứu, thực thi công vụ thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Về nguyên tắc trong cung cấp dữ liệu và sử dụng chatbot AI, tài liệu nêu rõ việc không chia sẻ lên chatbot AI bất kỳ dữ liệu, tài liệu nào thuộc danh mục bí mật Nhà nước, cũng như các thông tin nhạy cảm như thông tin cá nhân, tài liệu nội bộ hoặc dữ liệu có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, tổ chức.

Người sử dụng cần đảm bảo rằng dữ liệu hoặc thông tin cung cấp cho chatbot AI không đi ngược lại truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, địa lý, quan điểm chính trị, chủ quyền lãnh thổ, hoặc thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Đồng thời, không sử dụng nội dung vi phạm bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ hoặc các quyền liên quan khác.

Khi sử dụng chatbot AI, cần tránh tạo tài khoản sử dụng tên hoặc mật khẩu trùng với tài khoản công vụ (tài khoản email cơ quan, hệ thống nội bộ…) để đảm bảo an toàn thông tin; cần sử dụng chatbot AI một cách thận trọng, hiệu quả và có trách nhiệm.

Người sử dụng chatbot AI cần kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng kết quả do chatbot AI cung cấp trước khi sử dụng. Đảm bảo thông tin chính xác, phù hợp với ngữ cảnh công việc và không gây hiểu lầm hoặc sai sót khi áp dụng.

Công văn hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng nêu rõ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước không phụ thuộc hoàn toàn vào chatbot AI, cần kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm cá nhân để đưa ra quyết định.

Trách nhiệm sử dụng chatbot AI thuộc về người đứng đầu

Đối với các cơ quan, đơn vị, Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra nguyên tắc về tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng chatbot AI phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc thù của cơ quan, đơn vị; trong đó chú trọng đến việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng; trách nhiệm sử dụng chatbot AI thuộc về người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.

Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quản lý, bảo mật tài khoản sử dụng chatbot AI; trong trường hợp tài khoản cơ quan, đơn vị bị mất quyền kiểm soát hoặc bị giả mạo, cơ quan, đơn vị phải thông báo tới đơn vị triển khai chatbot AI để kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó, việc quản lý và phân quyền truy cập trong chatbot AI phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người tham gia sử dụng chatbot AI.

Khi cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc hoặc chuyển công tác, cơ quan, đơn vị phải thực hiện việc thu hồi khóa bảo mật (nếu có) hoặc hủy tài khoản người dùng chatbot AI nhằm đảm bảo tính bảo mật và quản lý chặt chẽ.

Các cơ quan, đơn vị từng bước hình thành cơ sở dữ liệu tri thức của riêng mình, từ đó thiết lập chatbot chuyên ngành nhằm phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị mình; thường xuyên theo dõi, kịp thời nắm bắt tình hình sử dụng chatbot AI của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý.

Đơn vị triển khai chatbot AI có trách nhiệm cung cấp tài liệu hướng dẫn chi tiết và hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên để đảm bảo quá trình sử dụng diễn ra thuận lợi và an toàn.

Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đưa ra hướng dẫn với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về việc tự quản lý và chịu trách nhiệm trong bảo vệ thông tin cá nhân đã khai báo trên các nền tảng, hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị; không được tiết lộ tài khoản đăng nhập hoặc thực hiện kết nối trái phép các nền tảng, hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị vào chatbot AI.

Khi khai thác, sử dụng chatbot nói chung và chatbot AI nói riêng tại các điểm truy cập Internet công cộng, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối không bật chế độ lưu trữ mật khẩu trong quá trình sử dụng.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không cung cấp dữ liệu cá nhân, thông tin nhân thân và các thông tin nhạy cảm khác của bản thân hoặc của người khác lên chatbot AI; không sử dụng chatbot nói chung và chatbot AI nói riêng cho các mục đích trái pháp luật, vi phạm thuần phong mỹ tục, hoặc các hành vi như hacking, tạo deep-fake, lừa đảo.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái tặng 200 “Loa thần tài” cho hộ kinh doanh

Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái tặng 200 “Loa thần tài” cho hộ kinh doanh

Nhằm hưởng ứng chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái đang triển khai chương trình tặng 200 loa thanh toán hay còn gọi là “Loa thần tài” (đợt 1), với tổng trị giá trên 100 triệu đồng cho các khách hàng là hộ kinh doanh, tiểu thương trên địa bàn.

VNPT Yên Bái - VNPT Lào Cai đảm bảo vận hành thông suốt chính quyền 2 cấp

VNPT Yên Bái - VNPT Lào Cai đảm bảo vận hành thông suốt chính quyền 2 cấp

Để đảm bảo sự vận hành thông suốt của mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, những ngày qua, VNPT Yên Bái – VNPT Lào Cai (tỉnh Lào Cai) không chỉ tập trung triển khai hạ tầng mà còn chú trọng đến công tác hỗ trợ người dân và cán bộ, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả.

Chuyển đổi số - hệ thần kinh trung ương của chính quyền hai cấp

Chuyển đổi số - hệ thần kinh trung ương của chính quyền hai cấp

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2025 triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị ngày 2/7 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: Chuyển đổi số chính là hệ thần kinh trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã trong mô hình chính quyền hai cấp. Điều này không chỉ định vị chuyển đổi số như một trụ cột cốt lõi trong cải cách hành chính mà còn là kim chỉ nam cho việc xây dựng một hệ thống chính quyền hiện đại, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và gần gũi với nhân dân.

Tuổi trẻ Lào Cai ra quân Ngày Cao điểm hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Tuổi trẻ Lào Cai ra quân Ngày Cao điểm hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Sáng 7/7, tuổi trẻ tỉnh Lào Cai đồng loạt ra quân hưởng ứng Ngày Cao điểm hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm Hành chính công tỉnh và các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.

Bảng xếp hạng của RRC trong hạng mục DocVQA 6/2025.

CMC đạt tốp 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM (Visual Document Understanding) do Viện Ứng dụng công nghệ CMC(CMC ATI) phát triển đã vượt qua nhiều đối thủ quốc tế đạt tốp 12 thế giới và tốp 1 Việt Nam trong bảng xếp hạng vừa được Robust Reading Competition (RRC) công bố tháng 6/2025 tại hạng mục Document Visual Question Answering (DocVQA)

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

fb yt zl tw