Bộ GTVT phê duyệt 36 trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Ngày 2/8, Bộ Giao thông vận tải cho biết vừa phê duyệt mạng trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây, đoạn qua Đồng Nai dài 51,3 km, đoạn qua Bình Thuận dài 47,7 km. Ảnh minh họa: Mạnh Linh/TTXVN

Theo đó, sẽ có 36 trạm dừng nghỉ được xây dựng phục vụ chủ phương tiện nghỉ ngơi, đổ xăng, ăn uống... khi lưu thông trên tuyến cao tốc này. Trong số 36 trạm dừng nghỉ được phê duyệt lần này, có 6 trạm đã đầu tư đưa vào khai thác, 3 trạm đang đầu tư và 27 trạm chưa đầu tư. Trạm có quy mô lớn nhất lên đến hơn 13 ha mỗi bên; trạm có quy mô nhỏ nhất là 2,5 ha mỗi bên.

Bộ Giao thông vận tải giao các Ban Quản lý dự án 2, Ban Quản lý dự án 6, Ban Quản lý dự án 7, Ban Quản lý dự án 85, Ban Quản lý dự án Thăng Long, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận và Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) lập danh mục dự án, lựa chọn nhà đầu tư triển khai đầu tư xây dựng công trình trạm dừng nghỉ thuộc dự án, dự án thành phần do Bộ Giao thông vận tải quản lý, bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật, công khai, minh bạch và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu khai thác đồng bộ các đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông.

"Các Ban quản lý dự án chỉ đạo đơn vị tư vấn phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương thực hiện khảo sát, nghiên cứu kỹ điều kiện cụ thể khu vực xây dựng trạm dừng nghỉ để chuẩn xác quy mô trạm dừng nghỉ và các hạng mục công trình trạm dừng nghỉ bảo đảm hiệu quả đầu tư và phù hợp với quy định của pháp luật", Bộ Giao thông vận tải yêu cầu.

Đối với các trạm dừng nghỉ thuộc dự án đường bộ cao tốc do địa phương quản lý, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, việc lựa chọn nhà đầu tư, triển khai đầu tư xây dựng công trình trạm dừng nghỉ do địa phương tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật.

Đáng chú ý, Bộ Giao thông vận tải cũng chuyển trạm dừng nghỉ tại Km12+00 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành thành điểm dừng xe. Đối với 2 trạm dừng nghỉ tại Km36+00 và Km96+100 thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, trước mắt điều chỉnh thành điểm dừng xe, việc đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ sẽ thực hiện vào thời điểm thích hợp khi đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng và khai thác hiệu quả.

Bộ Giao thông vận tải cũng giao Cục Đường bộ Việt Nam cập nhật mạng trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông trong quá trình hoàn thiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, theo quy định lái xe 4 giờ phải nghỉ ngơi thì phải có điểm dừng nghỉ cho lái xe, nhất là trên cao tốc. Ngoài ra, trạm dừng còn phục vụ kỹ thuật, cung cấp xăng, thay lốp để đảm bảo an toàn cho phương tiện.

“Việc di chuyển trên một tuyến đường dài sẽ không tránh được những lúc mệt mỏi, hay phương tiện di chuyển gặp vấn đề. Trạm dừng nghỉ không chỉ giúp phục vụ nhu cầu cá nhân của chủ phương tiện mà còn để đảm bảo an toàn giao thông", ông Nguyễn Văn Quyền cho hay.

Theo Bộ Giao thông vận tải, các hạng mục công trình cơ bản của trạm dừng nghỉ bao gồm các công trình dịch vụ công được cung cấp miễn phí như: Bãi đỗ xe, không gian nghỉ ngơi, phòng nghỉ tạm thời cho lái xe, khu vệ sinh, nơi cung cấp thông tin. Bên cạnh đó là công trình dịch vụ thương mại như khu vực phục vụ ăn uống, giải khát; khu vực giới thiệu và bán hàng hóa; trạm cấp nhiên liệu; trạm sạc điện; xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; phòng ngủ cho lái xe và hành khách lưu trú qua đêm.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 5729:2012, trên các tuyến đường bộ cao tốc sẽ bố trí các trạm dừng nghỉ thông thường với khoảng cách từ 50 km đến 60 km và các trạm dừng nghỉ lớn với khoảng từ 120 km đến 200 km.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Yên Bái được định hướng trở thành đô thị hai bên sông Hồng, là “trái tim” của vùng Tây Bắc, làm cầu nối giao thương của hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Trong văn bản gửi VEC, Bộ Xây dựng cũng cho biết, ngày 12/3/2025, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1997/VPCP-CN về việc đầu tư dự án mở rộng đoạn Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính làm rõ nguồn vốn cho dự án (bao gồm cả nguồn vốn VEC có thể huy động) để nghiên cứu phương án đầu tư dự án.

Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung phát triển trục kinh tế động lực dọc sông Hồng. Đây là trục kinh tế đóng vai trò “hạt nhân” đối với liên kết không gian phát triển kinh tế của tỉnh; kết nối vùng, liên vùng và cả nước với khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Phóng viên Báo Lào Cai vừa có cơ hội cùng cán bộ, công nhân, người lao động VTM và Nhà máy Gang thép Lào Cai thưởng thức búp - phê (buffet) ca trưa một ngày giữa tuần. Búp - phê trưa ở nhà máy tuy giản dị nhưng đầm ấm khiến công nhân, lao động ngon miệng, đảm bảo sức khỏe để tái tạo lao động. 

Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, phấn đấu hoàn thành trước tháng 6/2026 để kịp thời triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, đoạn qua địa bàn thành phố.

Những vấn đề đặt ra

Quản lý các cụm công nghiệp tại thành phố Lào Cai Những vấn đề đặt ra

SAU GẦN 10 NĂM ĐƯA VÀO VẬN HÀNH, HIỆN NAY, CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI PHÁT SINH NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, HẠ TẦNG VÀ AN TOÀN PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ… ĐÒI HỎI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CƠ QUAN CHỨC NĂNG SỚM VÀO CUỘC, CÓ GIẢI PHÁP THÁO GỠ KỊP THỜI.

"Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển"

"Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển"

Xác định rõ vị trí “đầu cầu” trong tuyến hành lang kinh tế trọng điểm kết nối vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Bắc Bộ (Việt Nam) và các nước ASEAN, Lào Cai đã có nhiều sáng tạo, đổi mới trong thu hút nguồn lực đầu tư với phương châm “Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển”.

fb yt zl tw