BioNTech thử nghiệm thuốc điều trị ung thư công nghệ mRNA tại Anh

BioNTech thử nghiệm thuốc điều trị ung thư công nghệ mRNA tại Anh ảnh 1
Một phụ nữ ở Anh đang được tiêm mũi nhắc lại vaccine ngừa COVID-19 Pfizer-BioNTech tại một trung tâm tiêm chủng ở London, Anh.

10.000 người tình nguyện sẽ được sử dụng điều trị ung thư theo công nghệ mRNA để kiểm soát khối u của mình từ nay đến hết năm 2030.

Hãng dược phẩm BioNTech của Đức ngày 6/1 cho biết sẽ tiến hành các thử nghiệm một loại thuốc điều trị ung thư theo công nghệ mRNA tại Vương quốc Anh. Thông báo của BioNTech cho biết 10.000 người tình nguyện sẽ được sử dụng thuốc này để kiểm soát khối u của mình từ nay đến hết năm 2030.

Dự án trên nằm trong thỏa thuận mới với Chính phủ Anh, tập trung vào "các phương pháp trị liệu miễn dịch ung thư, vaccine phòng bệnh truyền nhiễm và mở rộng hoạt động của BioNTech tại Anh".

BioNTech cũng sẽ mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển với khoảng 70 nhân viên tại Cambridge, cũng như thiết lập một trụ sở khu vực tại London.

Giám đốc điều hành (CEO) của BioNTech, ông Ugur Sahin cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi là thúc đẩy sự phát triển của các phương pháp trị liệu miễn dịch và vaccine sử dụng các công nghệ mà chúng tôi đã nghiên cứu trong 20 năm qua". Ông nhận định, Anh "đã thành công trong việc nhanh chóng tiêm vaccine ngừa COVID-19, đồng thời nhấn mạnh rằng "việc phát triển thuốc có thể được thúc đẩy nếu mọi người cùng hướng tới một mục đích".

Phương pháp mRNA đã được áp dụng trong bào chế vaccine ngừa COVID-19 của hãng BioNTech phối hợp với hãng Pfizer và lần đầu tiên được cấp phép ở các nước phương Tây vào cuối năm 2020.

Các nhà khoa học cho rằng các vaccine theo công nghệ mRNA có thể làm thay đổi chiến chống lại nhiều căn bệnh. Công nghệ này cũng giúp giảm thời gian bào chế so với các phương pháp bào chế vaccine truyền thống.

Hiện BioNTech cũng đang nghiên cứu các vaccine theo công nghệ mRNA ngừa bệnh sốt rét, cúm và bệnh zona. Công ty đã phát triển các phương pháp điều trị ung thư dựa trên mRNA từ năm 2008 và đến nay đã thử nghiệm trên hàng trăm người.

VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw