Bình Dương quyết tâm xây dựng thành công chính quyền điện tử

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của doanh nghiệp và người dân, Bình Dương quyết tâm đổi mới, sáng tạo, hướng tới một chính quyền điện tử, chính quyền số minh bạch, góp phần phát triển nền kinh tế số, xã hội số văn minh, hiện đại.

Cán bộ Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh - Chi nhánh Dầu Tiếng hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục qua nền tảng số.
Cán bộ Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh - Chi nhánh Dầu Tiếng hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục qua nền tảng số.

Nhiều thành quả

Ông Nguyễn Hữu Yên, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết năm 2024, Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) gắn với chuyển đổi số (CĐS). Các chỉ tiêu quan trọng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, 100% dịch vụ công (DVC) trực tuyến được tích hợp trên Cổng DVC Quốc gia; 99,4% hồ sơ đã được số hóa; 1.512 DVC trực tuyến được cung cấp, đạt tỷ lệ 80,60%; 100% DVC trực tuyến có chức năng thanh toán trực tuyến được tích hợp. Các nền tảng số quan trọng đã được triển khai, nhất là công tác an toàn thông tin và giám sát chặt chẽ quy trình giải quyết TTHC trên nền tảng số.

Đến nay, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Bình Dương đã hoàn thành triển khai 53/53 DVC thiết yếu, triển khai liên thông điện tử 2 nhóm TTHC gồm đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất. Bình Dương triển khai cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID chính thức từ ngày 9-11-2024 và cung cấp 2.001 DVC trực tuyến ở cấp tỉnh, huyện, xã; trong đó có 892 DVC trực tuyến toàn trình cho phép người dân thực hiện TTHC tại nhà. Đặc biệt, 680/680 DVC đã tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thanh toán lệ phí trực tuyến, giảm thiểu thời gian và công sức đi lại.

Đặc biệt, Bình Dương đã đạt tỷ lệ số hóa ấn tượng với 99,4% hồ sơ đã được số hóa.

Hệ thống tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc tiếp nhận và xử lý 2.452 phiếu yêu cầu phản ánh, kiến nghị về TTHC qua đầu số 1022. Toàn tỉnh đã giải đáp thông tin 3.467 yêu cầu của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các TTHC. Tỉnh đã cấp hơn 2,39 triệu căn cước gắn chíp, kích hoạt 1,7 triệu tài khoản định danh điện tử mức 2 và đã liên thông với dữ liệu về bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, hộ tịch, Sổ sức khỏe điện tử… Từ đó đã hỗ trợ các tiện ích số hóa cho người dân.

Nhiều giải pháp “đột phá”

Trong thời gian tới, Bình Dương quyết tâm thực hiện kế hoạch khung kiến trúc chính quyền điện tử 3.0 hướng tới chính quyền số. Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tập trung triển khai quyết liệt khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương 3.0 hướng tới chính quyền số, bảo đảm sự vận hành đồng bộ, thống nhất và hiệu quả trên toàn tỉnh. Mọi kế hoạch, chương trình hành động phải bám sát khung kiến trúc này. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu sớm hoàn thiện và mở rộng nền tảng dữ liệu, bảo đảm kết nối liên thông giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, đồng bộ với Cơ sở dữ liệu Quốc gia. Trong đó, ưu tiên thực hiện CĐS trong nghiệp vụ các ngành, lĩnh vực song song với việc xây dựng kho dữ liệu của tỉnh, ứng dụng AI và phân tích dữ liệu để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành dựa trên dữ liệu.

Theo kết quả công bố ngày 18-2, Bộ chỉ số 766 năm 2024 của tỉnh Bình Dương đạt 84,5/100 điểm, xếp loại tốt, xếp hạng 22/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, tăng 4,29 điểm so năm 2023. 9/9 huyện, thành phố của tỉnh xếp loại xuất sắc; 85/91 xã, phường, thị trấn xếp loại xuất sắc và 6 xã, phường, thị trấn xếp loại tốt. Mục tiêu năm 2025, tỉnh phấn đấu đạt loại xuất sắc, Top 10 Bộ chỉ số 766; 100% địa phương cấp huyện và cấp xã đạt loại xuất sắc từ 90 điểm trở lên...

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cần cụ thể hóa việc thực hiện khung kiến trúc chính quyền điện tử 3.0, bảo đảm tính khả thi và đồng bộ với các chương trình CĐS của tỉnh thông qua lộ trình triển khai rõ ràng, xác định các nhiệm vụ, giải pháp, nguồn lực và cơ chế phối hợp giữa các đơn vị để đạt được mục tiêu đề ra.

Một trong các giải pháp Bình Dương sẽ thực hiện trong thời gian tới, đó là đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, nâng tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng số lên trên 90%; nâng cấp các giải pháp giám sát an toàn thông tin tập trung. Song song đó là tổ chức đào tạo, nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và phổ cập kỹ năng số đến người dân, doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ số trong mọi lĩnh vực.

UBND tỉnh đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền các nội dung trong khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, phiên bản 3.0, hướng tới chính quyền số trên địa bàn tỉnh...

baobinhduong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xung kích trong chuyển đổi số

Xung kích trong chuyển đổi số

Với tinh thần “Thanh niên tiên phong, sáng tạo trong chuyển đổi số”, Tỉnh đoàn Bình Dương đã phát động 15 ngày cao điểm thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số” nỗ lực đưa công nghệ số đến gần hơn với đời sống người dân.

"Đòn bẩy" phát triển từ hạ tầng

"Đòn bẩy" phát triển từ hạ tầng

Để tăng sức cạnh tranh, Bình Dương đang tăng cường hơn nữa quỹ đất cho phát triển khu công nghiệp, tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ và hiện đại gắn với phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ, góp phần tạo lực đẩy thu hút thêm nhiều dự án đầu tư chất lượng vào tỉnh.

Nâng cao vị thế công nghiệp Bình Dương

Nâng cao vị thế công nghiệp Bình Dương

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong năm 2025, Bình Dương xác định ngành công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng, phấn đấu Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12%. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Bình Dương tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm...

Ngân nga những khúc ca xuân

Ngân nga những khúc ca xuân

Những ngày đầu xuân mới, các câu lạc bộ đờn ca tài tử tỉnh Bình Dương đã góp phần cho không khí tết Nguyên đán thêm ấm áp, tạo sự kết nối cộng đồng và tôn vinh những giá trị văn hóa dân gian quý báu trong từng giai điệu, câu ca.

Một mùa xuân nhân ái

Một mùa xuân nhân ái

Trong các hoạt động thiện nguyện, mừng Đảng, mừng Xuân năm 2025, từ các hoạt động thiết thực, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ hơn 12.000 phần quà với tổng trị giá hơn 4,5 tỷ đồng.

Khởi động mùa lễ hội Rằm tháng Giêng

Khởi động mùa lễ hội Rằm tháng Giêng

Dù kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đã kết thúc, nhưng những tiểu cảnh tết Việt ở tuyến đường đi bộ Bạch Đằng và các công viên của phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một vẫn còn níu chân du khách... Cùng với đó, đường Nguyễn Tri Phương (đoạn ven sông Sài Gòn) mới đưa vào khai thác, sử dụng với không gian rất thơ mộng làm cho người đi đường cảm thấy như Tết vẫn còn đâu đây.

Thơ viết về Bình Dương trang trọng mà gần gũi

Thơ viết về Bình Dương trang trọng mà gần gũi

Mùa xuân, mùa của ý thơ, ý nhạc. Hình ảnh Bình Dương vào xuân xuất hiện trong những vần thơ của văn nghệ sĩ không chỉ tươi mới mà còn trang trọng, gần gũi. Những hình ảnh rực rỡ, đầy cảm xúc như một lời chào đón năm mới, đồng thời khắc họa sự đổi mới và niềm tự hào của mảnh đất này.

fb yt zl tw