Bình Dương đẩy mạnh hợp tác, phát triển cộng hưởng với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ

Sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển, Bình Dương từ một tỉnh với kinh tế nông nghiệp là chủ đạo đã từng bước chuyển mình trở thành một tỉnh phát triển năng động, cùng với TP Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai trở thành thủ phủ công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ, và là trung tâm công nghiệp - đô thị hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển, Bình Dương từ một tỉnh với kinh tế nông nghiệp là chủ đạo đã từng bước chuyển mình trở thành một tỉnh phát triển năng động.

Bình Dương là 1 trong 6 tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ, đứng thứ 4 về diện tích với khoảng 2.694,7 km² và thứ 2 về mật độ dân số với 1025 người/km², trong đó có hơn 50% là người dân nhập cư. Báo cáo từ tỉnh Bình Dương khẳng định, sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển, Bình Dương từ một tỉnh với kinh tế nông nghiệp là chủ đạo đã từng bước chuyển mình trở thành một tỉnh phát triển năng động, cùng với TP Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai trở thành thủ phủ công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ, và là trung tâm công nghiệp - đô thị hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Quy mô kinh tế của Bình Dương năm 2022 đạt trên 459 ngàn tỷ đồng, đứng thứ 3 cả nước, đóng góp 15,7% vào nền kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và 4,8% vào nền kinh tế của cả nước. Hiện nay, GRDP bình quân đầu người tỉnh đang đứng thứ 4 cả nước, đạt trên 7.000 USD/người, cao hơn 1,05 lần so với trung bình vùng và 1,73 lần so với cả nước; qua đó, bước đầu đưa Bình Dương trở thành một trong những địa phương đạt mức thu nhập trung bình cao. Về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), hiện Bình Dương đang đứng thứ 2 cả nước với tổng số vốn đăng ký khoảng 40 tỷ USD chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh (56 tỷ USD).

Trước những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã tập trung chỉ đạo, quán triệt sâu sắc về nhận thức, vai trò, trách nhiệm đến toàn thể hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh và được cụ thể hóa tại Chương trình số 113-CTr/TU ngày 22/3/2023 của Tỉnh ủy Bình Dương về việc triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Trong đó, tỉnh Bình Dương xác định rất rõ mục tiêu tổng quát và cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 như: Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bình Dương cơ bản trở thành một thành phố thông minh và cơ bản đạt các tiêu chí trở thành đô thi loại I, trực thuộc Trung ương, là một trong các đô thị hiện đại, đáng sống, văn minh, nghĩa tình. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt từ 9% - 10%. GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 393 - 419 triệu đồng, tương đương 15.000 - 16.000 USD. Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 30 - 35%; tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 90%.

Bên cạnh đó, Bình Dương cũng định hướng đến cuối giai đoạn phải cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng, trở thành đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới; đổi mới căn bản mô hình tăng trưởng, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, nhất là phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao theo hướng trở thành các trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm giáo dục, trung tâm chăm sóc sức khỏe tầm cỡ khu vực và thế giới, các dịch vụ khác.

Phát triển công nghiệp thế hệ mới đang được Bình Dương đẩy mạnh thực hiện.

Phát triển công nghiệp thế hệ mới hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp khoa học công nghệ, công nghiệp xanh, công nghiệp tuần hoàn, công nghiệp 4.0 tạo lập một vành đai công nghiệp. Xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế phát triển thuộc nhóm các địa phương đứng đầu cả nước. Quốc phòng, an ninh chính trị được bảo đảm ổn định, vững chắc.

Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, tỉnh Bình Dương định hướng xây dựng các giải pháp trọng tâm, đó là: Đẩy mạnh hợp tác, phát triển cộng hưởng với các tỉnh trong Vùng, đặc biệt là các địa phương giáp ranh trong vùng như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước, huy động huy động tối đa các nguồn lực từ các thành phần kinh tế, kết hợp nguồn vốn giữa trung ương và địa phương, đẩy mạnh thu hút có chọn lọc các dự án FDI, tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn tư nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác để phát triển hạ tầng kinh tế, văn hóa - xã hội, công nghệ thông tin, đô thị; Nghiên cứu đề xuất Trung ương hoàn thiện thể chế, cơ chế đặc thù, chính sách phân cấp, phân quyền kèm theo nguồn lực thích hợp cho địa phương trong vùng; Định hướng lập quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng bền vững, năng động, tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Phát triển ngành công nghiệp chuyên sâu; tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực lợi thế của địa phương; Phát triển tỉnh Bình Dương trở thành trung tâm dịch vụ của vùng Đông Nam bộ về tài chính, thương mại, du lịch, giao thương quốc tế...

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy tiêu dùng để phục hồi tăng trưởng

Thúc đẩy tiêu dùng để phục hồi tăng trưởng

Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người dân có những điều chỉnh đáng kể trong tiêu dùng, buộc doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn.

[Infographic] Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

[Infographic] Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là 7 nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương là quy định mới, thể hiện rõ nét chủ trương, chính sách nhân văn của Nhà nước và Chính phủ trong việc bảo vệ toàn diện quyền lợi chính đáng của người dân. Sau đây là các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực từ 1/7/2024.

Bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua xác thực sinh trắc học

Bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua xác thực sinh trắc học

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng” nhằm cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận về thực trạng và đề xuất các giải pháp trong việc bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện nay. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội thảo.

Tăng cường quản lý hóa chất, vắc-xin thú y tại cơ sở

Tăng cường quản lý hóa chất, vắc-xin thú y tại cơ sở

Ngành thú y đã quan tâm quản lý công tác tiếp nhận, cấp phát, sử dụng hóa chất, vắc-xin trong phòng chống dịch bệnh hiệu quả, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong công tác quản lý vẫn nảy sinh một số tồn tại. Ngay sau khi được ghi nhận, ngành thú y đã chỉ đạo các cấp vào cuộc, tăng cường quản lý hóa chất, vắc-xin.

Tăng cường nhận diện hàng thật - giả cho người tiêu dùng

Tăng cường nhận diện hàng thật - giả cho người tiêu dùng

Ngày 3/7, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện Thực phẩm thật - giả” tại địa chỉ số 62 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Tại đây có trưng bày hơn 400 sản phẩm thật - giả là đồ dùng, thực phẩm thiết yếu, được người tiêu dùng ưa chuộng. 

Tránh chồng chéo trong xử phạt vi phạm trong hoạt động thương mại

Tránh chồng chéo trong xử phạt vi phạm trong hoạt động thương mại

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể gây chồng chéo với dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.

fb yt zl tw