Bình Dương: Đầu tư gần 1.000 tỷ đồng xây dựng Cụm Công nghiệp Tam Lập 2

Cụm Công nghiệp Tam Lập 2 nằm tại xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, dự kiến thu hút các ngành nghề đầu tư như may mặc, điện tử, viễn thông, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ...

Lễ khởi công Cụm Công nghiệp Tam Lập 2 tại huyện Phú Giáo, Bình Dương.
Lễ khởi công Cụm Công nghiệp Tam Lập 2 tại huyện Phú Giáo, Bình Dương.

Ngày 6/12, tỉnh Bình Dương chính thức khởi công Cụm Công nghiệp Tam Lập 2 tại huyện Phú Giáo.

Với tổng diện tích 50 ha và vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, dự án được kỳ vọng sẽ trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.

Cụm Công nghiệp Tam Lập 2 nằm tại xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, dự kiến thu hút các ngành nghề đầu tư như may mặc, điện tử, viễn thông, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, thức ăn gia súc, gia cầm, sản xuất các sản phẩm kim loại, sản phẩm nội ngoại thất…

Theo kế hoạch, Cụm Công nghiệp Tam Lập 2 sẽ được xây dựng với mục tiêu thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời đóng vai trò cầu nối giao thương, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Các nhà máy tại đây sẽ ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, giảm thiểu phát thải và xây dựng môi trường sản xuất xanh-sạch, đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững.

Huyện Phú Giáo nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Dương, tiếp giáp huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước). Theo quy hoạch, huyện Phú Giáo có 18 cụm công nghiệp và 4 khu công nghiệp. Với diện tích hơn 3.000 ha, nơi đây có tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng đi qua, kết nối với tất cả các khu công nghiệp trên địa bàn nên kết nối giao thông liên vùng rất thuận tiện.

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, nhấn mạnh dự án này không chỉ là một công trình kinh tế mà còn là biểu tượng cho quyết tâm phát triển bền vững của Bình Dương, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và tạo thêm cơ hội việc làm cho lao động địa phương.

Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương phát biểu tại lễ khởi công.
Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương phát biểu tại lễ khởi công.

Dự án cũng được định hướng để gắn kết giữa phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường. Tập đoàn Gia Định, đơn vị đầu tư dự án, cam kết sử dụng công nghệ sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng và hạn chế tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Đồng thời, doanh nghiệp này sẽ tham gia vào các chương trình an sinh xã hội, góp phần cải thiện đời sống cộng đồng địa phương.

Cụm Công nghiệp Tam Lập 2 không chỉ tạo thêm việc làm mà còn là cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào tạo nghề và phát triển kỹ năng lao động. Đây cũng là nền tảng để thúc đẩy hợp tác quốc tế, giúp các doanh nghiệp địa phương tiếp cận công nghệ mới và mở rộng thị trường.

Với định hướng đúng đắn và sự chung tay của các bên liên quan, Cụm Công nghiệp Tam Lập 2 hứa hẹn sẽ trở thành một điểm sáng trong chiến lược công nghiệp hóa-hiện đại hóa của Bình Dương, góp phần xây dựng địa phương ngày càng thịnh vượng và bền vững.

Dự kiến đến năm 2030, tỉnh Bình Dương sẽ thực hiện di dời các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh tại những khu công nghiệp nằm rải rác trong các khu dân cư thuộc địa bàn các thành phố Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một, Tân Uyên và Bến Cát lên các khu, cụm công nghiệp phía Bắc của tỉnh. Ước tính số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp thuộc diện phải di dời gần 289.000 người.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh đẹp Bình Dương qua tranh sơn mài

Cảnh đẹp Bình Dương qua tranh sơn mài

Khi những di tích, thắng cảnh của Bình Dương như cầu gãy Sông Bé, Nhà việc Phú Cường (nay là Nhà truyền thống TP.Thủ Dầu Một, chợ Thủ), bến Lò Lu, chùa Hội Khánh… được bàn tay khéo léo của họa sĩ đưa vào tranh sơn mài đã tạo nên những tác phẩm độc đáo. Thông qua những tác phẩm nghệ thuật ấy, hình ảnh của đất và người Bình Dương có cơ hội đến với nhiều người, đi nhiều nơi…

Lực đẩy cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Lực đẩy cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Với những thuận lợi từ tấm “vé thông hành” là Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu mang lại, các cấp, các đơn vị sản xuất ngày càng quan tâm, tham dự chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn. Danh hiệu này thúc đẩy các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư mạnh mẽ và nghiêm túc vào việc phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới.

Hạnh phúc với hành trình “tiếp sức”

Hạnh phúc với hành trình “tiếp sức”

Với tâm niệm “Cho đi là còn mãi”, hàng tháng, bà dùng lương hưu của mình, cộng với tiền con cháu cho, rồi góp vào Quỹ học bổng Mai Bửu Đàn để hỗ trợ các em học sinh nghèo vượt khó hiếu học của địa phương. Cứ như thế, hàng trăm học sinh khó khăn được “tiếp sức” đến trường. Người mà chúng tôi nói tới là bà Lương Thị Út (ở phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An), người sáng lập Quỹ học bổng Mai Bửu Đàn.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Việc cải thiện chất lượng đào tạo, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương sẽ tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Điều này không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương mà còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Xã Bạch Đằng (TP.Tân Uyên) được Bình Dương chọn là một trong những địa phương thí điểm xây dựng làng thông minh. Với sự nỗ lực chung, sau 3 năm triển khai xây dựng thí điểm mô hình, đến nay người dân, du khách đang cảm nhận rõ nét sự thay đổi của vùng đất cù lao này.

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Bình Dương chú trọng vào các vấn đề chủ đạo trong việc triển khai thực hiện quy hoạch. Đó là phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực; không hy sinh lợi ích của người dân và môi trường… để đánh đổi lấy sự phát triển. Tổ chức thực hiện quy hoạch phải khoa học, phù hợp với sự phát triển thực tế của địa phương, khu vực, quốc gia, quốc tế.

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khẳng định mô hình "Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ" đã trở thành phương tiện giúp địa phương thu hút nguồn lực củng cố hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp đồng bộ đô thị, giao thông, văn hóa, xã hội.

fb yt zl tw