Bình dị làng quê Nghĩa Ðô

LCĐT - Làng quê Nghĩa Đô (Bảo Yên) giờ đây đã sạch đẹp. Ngày nghỉ cuối tuần đủ để du khách đến nghỉ ngơi, thư giãn, tham quan và trải nghiệm ở làng quê Nghĩa Đô yêu dấu.

Bình dị làng quê Nghĩa Ðô ảnh 1
Nhà sàn của người Tày được đưa vào khai thác du lịch cộng đồng.

Nghĩa Đô như một thung lũng giữa núi đồi trập trùng. Ai đến đây cũng thấy sự thanh bình, thơ mộng của một vùng quê vừa mang nét truyền thống xưa, vừa có nét hiện đại bởi tiềm năng đang được phát huy tối đa. Đất Nghĩa Đô xưa và nay chủ yếu là dân tộc Tày sinh sống. Vùng này cũng khác với một số nơi là có sự giao thoa, nên cũng có nét phá cách, giữ những gì tốt đẹp và học những gì cần thiết để hướng tới. Vì vậy, Nghĩa Đô có sự phát triển hơn các vùng khác cũng là lẽ thường tình.

Người Nghĩa Đô rất mến khách, thân thiện và giàu tình cảm. Ai đã đến đây hẳn sẽ lưu lại những kỷ niệm khó quên. Vài năm gần đây, người dân Nghĩa Đô không chỉ sống bằng nghề nông nghiệp chân chất mà đã mở ra hướng du lịch bản làng. Nói cả xã làm du lịch thì không, nhưng ít nhất một vùng trung tâm xã đã và đang triển khai lĩnh vực này. Những nếp nhà sàn một thời thô sơ đã được các gia đình tu sửa trở thành những ngôi nhà sạch sẽ, khang trang. Mỗi ngôi nhà sàn đều rất thoáng đãng, rộng rãi, có sức chứa từ 15 đến 20 khách nghỉ qua đêm. Khách đến rồi còn muốn ở mãi bởi không khí trong lành, mát mẻ, quyến rũ. Chỉ trên dưới 1 triệu đồng, du khách có thể lưu lại nơi đây để thưởng thức sự yên ả, thanh bình và du lịch bản làng.

Du lịch luôn gắn liền với ẩm thực. Đến vùng nào cũng phải biết món ngon vùng đó. Nghĩa Đô có đủ các quán ăn, nhà hàng. Đồ ăn chủ yếu là do người dân làm ra. Tuy nhiên, du khách có thể đặt ngay tại nhà nơi mình nghỉ tự chế biến những món ăn truyền thống rất ngon, rất Nghĩa Đô. Vịt Nghĩa Đô ngon có tiếng, hấp, luộc, nướng đều thơm nức mũi. Cá bỗng ở đây to dăm bảy ki-lô-gam 1 con, một lần ăn cũng nhớ đời. Có một món rất đặc biệt, đó là nem nhân thịt gà. Lá nem làm bằng măng vầu tươi lóc mỏng chứ không phải lá nem thông thường. Nhân nem là loại gà bằng nắm tay băm nhỏ trộn lẫn với lá kiệu (không có lá kiệu thì thay bằng hành lá) ăn có vị rất thơm ngon, khó quên. Còn một món khác không thể không ăn, đó là món gỏi cá trắm. Món này làm khác hẳn với miền xuôi là gỏi cá mè trộn thính gạo. Còn ở đây, người dân chế biến từ cá trắm cỏ vắt chanh thơm mềm. Cuộn miếng gỏi cá này với lá lốt hoặc lá sung ăn rất mềm môi. Một món ăn nữa cũng rất lạ, du khách nên thưởng thức, đó là da trâu thái mỏng trộn với lá chanh xào giòn. Có lẽ chỉ Nghĩa Đô mới có món đặc trưng này. Nhìn chung là đồ ăn rất ngon, rất đồng quê nhưng rất ấn tượng. Chưa kể nào là thỏ, gà đen, gà đồi, cá suối, thịt lợn dân nuôi thơm ngon, ăn không thấy chán. Đi du lịch, ra tắm suối về, ăn bữa cơm với dăm ly rượu dân tự nấu, tự ủ có thể không còn thú vị nào hơn.

Thời Pháp đô hộ đã xây dựng đồn Nghĩa Đô trên một đồi cao, nay trở thành di tích lịch sử. Du khách có thể tham quan di tích một thời này. Du khách sẽ có một ngày thăm, vãn cảnh làng quê, xem người Tày bảo tồn văn hóa.

Không khí trong lành không bị ô nhiễm. Các hộ chăn nuôi đều được quy hoạch cẩn thận nên môi trường không bị ô nhiễm. Các hộ đều có lò xử lý rác thải. Nhà sàn xinh xắn nay không còn cảnh nhốt gia súc dưới gầm nữa, thay vào đó, sân được láng nền sạch sẽ. Các ngôi nhà sàn đều được các hộ tu sửa khang trang, phù hợp với tua du lịch bản làng. Chợ quê Nghĩa Đô cũng thu hút chị em mua sắm các loại đồ ăn, thức uống.

Vài năm gần đây, du khách đã biết đến Nghĩa Đô. Tuy nhiên, tỉnh Lào Cai, huyện Bảo Yên và ngành văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh nên nghiên cứu đầu tư thêm một phần vào đây cho Nghĩa Đô sáng hơn, đa dạng hơn, thậm chí có khu vui chơi, giải trí, sân thể thao, đội múa truyền thống, hát then Tày... tạo điều kiện cho Nghĩa Đô phát triển. Đó cũng là sự phát triển về du lịch trong bước đi của huyện Bảo Yên nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

fb yt zl tw