Biên soạn lịch sử Đảng góp phần giáo dục truyền thống

LCĐT - Những năm qua, việc nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống của các ngành luôn được Huyện ủy Văn Bàn chỉ đạo sát sao.

Giai đoạn 2012 - 2018, huyện chỉ xuất bản được 2 cuốn lịch sử truyền thống ngành nhưng riêng năm 2021, Huyện ủy Văn Bàn đã chỉ đạo xuất bản, ra mắt 6 cuốn lịch sử đảng bộ địa phương; 1 cuốn lịch sử truyền thống ngành, bằng số lượng xuất bản, ra mắt của cả nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đến nay, toàn huyện đã có 19 đảng bộ xã, thị trấn xuất bản lịch sử đảng bộ và 6 cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất bản lịch sử truyền thống. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2022 sẽ xuất bản thêm 3 cuốn lịch sử truyền thống ngành, gồm: MTTQ Việt Nam huyện, Công an huyện và Hội Phụ nữ huyện. Phấn đấu đến năm 2023, huyện sẽ hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025, xuất bản thêm 3 cuốn lịch sử đảng bộ xã: Nậm Xây, Nậm Chày và Sơn Thủy; 1 cuốn lịch sử truyền thống Hội Nông dân huyện.

Đến nay, đã có 19 đảng bộ xã, thị trấn huyện Văn Bàn hoàn thành biên soạn lịch sử đảng bộ.
Đến nay, đã có 19 đảng bộ xã, thị trấn huyện Văn Bàn hoàn thành biên soạn lịch sử đảng bộ.

Đảng bộ xã Khánh Yên Hạ đã hoàn thành việc nghiên cứu, biên soạn và xuất bản Lịch sử Đảng bộ xã giai đoạn 1945 - 2010 từ năm 2012. Cuốn sách xuất bản 300 cuốn đã được cấp phát tới các chi bộ, trường học và trở thành tài liệu quý để cán bộ, đảng viên trong xã tìm hiểu những mốc son lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của đảng bộ cũng như phục vụ giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường. Bí thư Đảng ủy xã Đặng Xuân Phương cho biết: Việc xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ xã góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ ở xã Khánh Yên Hạ, nhất là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, qua đó nêu cao tinh thần cách mạng, không ngừng phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Trong quá trình biên soạn lịch sử Đảng bộ xã Khánh Yên Hạ, tiểu ban biên tập, tiểu ban sưu tầm tài liệu gặp không ít khó khăn do một số nhân chứng tuổi cao, trí nhớ giảm, dẫn đến thông tin giữa các nhân chứng không đồng nhất; khó khăn trong xác định các mốc thời gian chia tách xã; những năm trước cán bộ văn thư lưu trữ chưa có... Đảng ủy đã tổ chức hội thảo 5 lần cùng sự hỗ trợ tích cực của tổ giúp việc của Huyện ủy mới có thể hoàn thành cuốn sách theo đúng kế hoạch.

Một buổi sinh hoạt chính trị, tìm hiểu lịch sử Đảng bộ của cán bộ, đảng viên xã Khánh Yên Hạ.
Một buổi sinh hoạt chính trị, tìm hiểu lịch sử Đảng bộ của cán bộ, đảng viên xã Khánh Yên Hạ.

Theo kế hoạch, trong năm 2022, Công an huyện sẽ hoàn thành đề cương xuất bản cuốn lịch sử truyền thống giai đoạn 1947 - 2022 và chính thức ra mắt đúng dịp kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Công an huyện Văn Bàn (1/3/1947 - 1/3/2023). Hiện Công an huyện đã tổ chức hội thảo lần 1 và đang hoàn thiện, bổ sung, chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của các đại biểu. Trung tá Đặng Trung Kiên, Phó Trưởng Công an huyện Văn Bàn cho hay: Ngay từ đầu năm, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch triển khai. Trước đó, Công an huyện đã xuất bản 1 cuốn lịch sử truyền thống giai đoạn 1947 - 2012, nhưng xét thấy có phần chưa đảm bảo yêu cầu nên đơn vị có chủ trương viết lại toàn bộ. Tuy nhiên, cuốn sách này cũng là cơ sở, cung cấp nhiều tư liệu giúp việc sưu tầm rút ngắn hơn. Chúng tôi kỳ vọng cuốn lịch sử viết lại và ra mắt vào năm 2023 sẽ đầy đủ hơn.

Những kết quả kể trên đã phản ánh sự quan tâm, chỉ đạo của Huyện ủy Văn Bàn. 10 năm qua, Huyện ủy Văn Bàn đã ban hành 115 văn bản chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng. Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã tham mưu cho Huyện ủy ban hành kế hoạch giai đoạn theo từng nhiệm kỳ đại hội, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện từng năm. Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để cụ thể hóa, ban hành hướng dẫn thực hiện việc nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử các cơ quan, đơn vị, các ngành; ban hành khung đề cương chi tiết lịch sử đảng bộ địa phương và lịch sử truyền thống ngành. Văn Bàn là đơn vị duy nhất trong tỉnh ban hành hướng dẫn về công tác lịch sử, qua đó tạo sự thống nhất trong toàn Đảng bộ; nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác lịch sử Đảng nói chung, công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực, coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng để triển khai thực hiện.

Khó khăn chung trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của các đơn vị, địa phương là việc sưu tầm tư liệu, bởi tài liệu lưu trữ những năm trước bị thất lạc hoặc không có; nhân chứng lịch sử tuổi cao, trí nhớ giảm; địa giới hành chính một số địa phương bị chia tách, thay đổi nhiều… Để công tác nghiên cứu, biên soạn chính xác, mang tính lịch sử và khoa học, Huyện ủy đã thành lập Hội đồng thẩm định. Ban Tuyên giáo Huyện ủy chủ trì tham mưu, chỉ đạo các đảng bộ, các cơ quan, đơn vị tổ chức các hoạt động nghiên cứu, biên soạn, xuất bản theo đúng quy trình; chỉ đạo thực hiện tốt việc sử dụng các ấn phẩm, tuyên truyền lịch sử đảng, lịch sử truyền thống ngành trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Đồng chí Trần Thị Việt, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Văn Bàn khẳng định: Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng và lịch sử truyền thống các ngành, cơ quan, đơn vị được Huyện ủy xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng. Quan điểm chỉ đạo thực hiện thận trọng, phải tìm bằng được quyết định thành lập đảng bộ; trong trường hợp không còn quyết định thì tổ chức hội thảo để xác định mốc thời gian, sau đó Ban Thường vụ Huyện ủy họp thống nhất, xác định cụ thể thời gian thành lập của đảng bộ đó.

Huyện ủy xác định viết lịch sử phải có tổng kết lý luận, thực tiễn qua các nhiệm kỳ... đã lãnh đạo đạt được kết quả gì, hạn chế ra sao để đúc rút ra những định hướng cho đảng bộ, cơ quan, đơn vị đó trong nhiệm kỳ mới. Sau khi xuất bản, sẽ cấp phát cho các chi bộ tìm hiểu lồng gắn trong các buổi sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chuyên đề và đưa vào tủ sách các trường học để học sinh sinh hoạt ngoại khóa, nắm được lịch sử của địa phương, đảng bộ nơi mình đã sinh ra.

Những cuốn lịch sử đảng bộ trở thành tài liệu để cán bộ, đảng viên và Nhân dân tìm hiểu về truyền thống của quê hương.
Những cuốn lịch sử đảng bộ trở thành tài liệu để cán bộ, đảng viên và Nhân dân tìm hiểu về truyền thống của quê hương.

“Ngay đầu nhiệm kỳ, Huyện ủy xây dựng kế hoạch và cụ thể từng năm về công tác biên soạn lịch sử của các đảng bộ, cơ quan, đơn vị, ngành. Huyện đã thành lập hội đồng thẩm định, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giúp hướng dẫn xây dựng đề cương, tập huấn nghiệp vụ cho hội đồng viết lịch sử và tiểu ban biên tập, tiểu ban sưu tầm lịch sử các đảng bộ, lịch sử truyền thống các cơ quan, đơn vị, ngành. Đồng thời, Huyện ủy ban hành hướng dẫn về công tác lịch sử, khung đề cương chi tiết để cơ sở bám vào thực hiện”, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Văn Bàn Trần Thị Việt cho hay.

Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy Văn Bàn, công tác nghiên cứu biên soạn lịch sử đảng, lịch sử truyền thống trên địa bàn đã đạt nhiều kết quả. Các công trình nghiên cứu lịch sử được xuất bản có chất lượng tốt, phản ánh sinh động, toàn diện quá trình xây dựng và trưởng thành, những đóng góp to lớn của cán bộ, đảng viên, Nhân dân địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, bảo vệ và xây dựng quê hương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Ngày 26/4, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Một chút xà lách, một chút cà rốt bào sợi, một chút dứa thái miếng, một chút bạc hà, một chút thịt gà xé, hai miếng tôm hấp và rất nhiều rau mùi, đó là những nguyên liệu mà bà Paula Fernandes, người Bồ Đào Nha lựa chọn cho chiếc nem cuốn Việt của mình với tinh thần “cuốn tất cả những gì mình yêu thích”.

fb yt zl tw