Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ xâm hại trên mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ, cạm bẫy khi tiếp xúc với mạng inernet, tránh cho các em khỏi các hình thức xâm hại và tạo một môi trường mạng internet an toàn, lành mạnh không còn là chuyện của mỗi cá nhân trong xã hội.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Những con số “báo động”

Trong thời đại công nghệ, việc tiếp xúc với máy tính, thiết bị thông minh kết nối mạng internet là tất yếu. Việc tiếp xúc, sử dụng không gian mạng từ sớm giúp trẻ em tìm hiểu những kiến thức phục vụ học tập, mở rộng và nâng cao kiến thức chủ động và linh hoạt.

Mạng xã hội ngày nay hấp dẫn giới trẻ, đặc biệt với trẻ em, bởi nó là cái kho khổng lồ chứa đựng các hình thức giải trí, có lượng kiến thức đa dạng, nội dung hấp dẫn và mới mẻ, đồng thời có thể kết nối bạn bè, chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm. Tuy nhiên, đi cùng với những lợi ích thì mạng xã hội cũng chứa đầy những rủi ro tiềm ẩn nếu chúng ta không kiểm soát được, đặc biệt với đối tượng là trẻ em còn rất non nớt, chưa biết cách chọn lọc thông tin, tự bảo vệ mình.

Ngoài những nguy cơ mà trẻ dễ gặp phải như bị rối loạn tâm trí, nghiện game, nghiện Facebook, sa lầy vào thế giới ảo khiến trẻ bị hạn chế giao tiếp, xa rời tình cảm và cuộc sống thật, trẻ em cũng dễ dàng bị bắt nạt trực tuyến, lừa gạt, dụ dỗ, xâm phạm đến sức khỏe và tính mạng, hoặc bị lôi kéo thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật theo các video bạo lực, khiêu dâm. Và những “cạm bẫy” từ internet, mạng xã hội đã đưa đến khá nhiều vụ việc đau lòng.

Theo thống kê của UNICEP, 92% trẻ em Việt Nam có sử dụng thiết bị kết nối internet, trong đó 89% trẻ lên mạng hàng ngày. Một nghiên cứu của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) chỉ ra rằng, gần 36,5% trẻ em đã phải trải nghiệm các thông tin, hình ảnh liên quan đến bạo lực trên Internet. Hơn 13% trẻ em bị tiếp xúc không mong muốn với các tài liệu khiêu dâm. Khu vực châu Á có rủi ro xâm hại trẻ em trên mạng là cao nhất với 33%. Chỉ có khoảng 1/3 trẻ em được dạy, tập huấn về đảm bảo an toàn trên mạng dưới một số hình thức.

Còn trong một dự án nghiên cứu của UNICEF năm 2022 khảo sát với 994 trẻ em Việt Nam từ 12 đến 17 tuổi, thì có tới 2% cho biết trong năm qua đã bị yêu cầu trò chuyện về tình dục khi bản thân không mong muốn, 1% bị yêu cầu chia sẻ hình ảnh, video khỏa thân; 8% nhận được những bình luận khiếm nhã, 5% nhận được những hình ảnh nhạy cảm không mong muốn. Ngoài ra trẻ cũng gặp phải nhiều đề nghị cho tiền hoặc đổi quà để đổi lấy hình ảnh, video nhạy cảm hoặc thực hiện hành vi đe dọa, tống tình để ép trẻ tham gia hoạt động tình dục.

Tính trong năm 2022, Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em (Tổng đài 111) đã ghi nhận 1.500 cuộc gọi can thiệp hỗ trợ, trong đó có 419 cuộc gọi báo cáo về hoạt động xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Cục Trẻ em đã 21 lần can thiệp để xử lý những trường hợp này. Như vậy, có thể thấy rằng nguy cơ trẻ em phải đối diện với các đối tượng, tội phạm thực hiện hành vi xâm hại trên môi trường mạng là rất cao.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị xâm hại, trong đó có nguyên nhân từ việc trẻ chưa đủ kiến thức để nhận thức hết được mối nguy hại khi tham gia trên môi trường mạng, từ đó chưa có cách để phòng, tránh, dễ bị lôi kéo để thực hiện các hành vi trái đạo đức, trái pháp luật. Các em chưa có được quan tâm sát sao của gia đình, nhà trường trong việc trang bị những kiến thức khi tham gia môi trường mạng. Trong khi đó, các quy định pháp lý liên quan đến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ở nước ta hiện còn thiếu và chưa đồng bộ; thiếu các cách thức nhận dạng, cảnh báo cho trẻ em về những rủi ro, hệ lụy, hệ quả khi tham gia mạng xã hội; thiếu thiết bị kiểm tra, giám sát, hạn chế và ngăn chặn các hình ảnh phản cảm, bạo lực trên internet đối với trẻ em.

Bảo vệ trẻ em khỏi các xâm hại trên môi trường mạng

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (ngày 20/2/1990), từ đó đến nay, rất nhiều văn bản được Đảng, Nhà nước ban hành với những quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em, thể hiện trách nhiệm, nhận thức của Nhà nước trong quá trình hiện thực hóa việc bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, với sự phát triển quá nhanh và mạnh của internet, của các thiết bị công nghệ khiến các quy định pháp lý liên quan đến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ở nước ta thiếu và chưa đồng bộ; hệ thống công nghệ thu thập, giám sát dữ liệu đang phải “chạy theo” thông tin độc hại; các quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn của các ngành, các cấp trong công tác bảo vệ trẻ em còn thiếu, chưa đủ “sức nặng” để thực hiện...

Rõ ràng hiện nay, hàng rào kỹ thuật phòng ngừa xâm hại cho trẻ em trên môi trường mạng thực sự chưa được quan tâm đúng mức; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em còn bị xem nhẹ; việc sử dụng interner nước ta còn khá dễ dãi, hầu như ai cũng có thể đăng tải những video, hình ảnh, bài viết có nội dung không lành mạnh lên mạng; nhiều bậc phụ huynh chưa coi trọng việc bảo vệ, phòng tránh xâm hại cho con em mình… Chính vì đó, nhiều kẻ đã lợi dụng môi trường mạng không tiếp xúc, không định danh, không xác định địa điểm để thực hiện các hành vi đe dọa, lừa đảo, xâm hại với trẻ em.

Để trang bị thêm hành lang pháp lý bảo vệ trẻ em, Chính phủ đang giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, trong đó đưa ra khái niệm về hành vi xâm hại trẻ em, thông tin độc hại đối với trẻ em trên môi trường mạng; đồng thời nhấn mạnh việc bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên trên môi trường mạng là một trong những biện pháp quản lý quan trọng để thúc đẩy sự phát triển cũng như quản lý internet hiệu quả.

Để quản lý việc cung cấp thông tin, Dự thảo quy định các mạng xã hội, kênh thông tin có lượng người dùng lớn (khoảng 10.000 người theo dõi trở lên) cần cung cấp thông tin xác thực; thực hiện việc đăng ký độ tuổi; có tính năng thông báo, cảnh báo, chặn lọc, gỡ bỏ các nội dung gây hại, không phù hợp với trẻ em và phải có bộ phận chuyên trách xử lý các yêu cầu để cơ quan quản lý có thể sẵn sàng phối hợp khi cần. Cùng đó, phải có biện pháp để xác thực định danh trẻ em và giới hạn thời gian sử dụng cho trẻ. Trong trường hợp trẻ em có đăng ký tài khoản sử dụng thì phải có biện pháp giúp cha mẹ, người chăm sóc trẻ giám sát các hoạt động của trẻ em…

Có một thực tế là trẻ em, thanh thiếu niên khi tiếp xúc với những nội dung độc hại trên môi trường mạng thường lựa chọn việc im lặng và cho qua thay vì lên tiếng, báo cáo và tìm kiếm sự hỗ trợ, e ngại tìm đến những kênh tiếp nhận và trợ giúp. Do đó, bên cạnh việc điều chỉnh, chỉnh lý các văn bản, nghị định pháp luật về bảo vệ trẻ em thì việc quan trọng hiện nay là quan tâm đến công tác bảo vệ trẻ em, đặc biệt là cha mẹ và nhà trường.

Ông Nguyễn Đức Tuân, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, với trẻ em, cần 2 chữ “C” là “Cẩn thận” khi cho trẻ truy cập vào các nội dung, và “Chia sẻ” khi các cháu gặp các sự cố. Với cha mẹ và giáo viên, cần 2 chữ "C" là “Chú ý” khi các cháu truy cập vào trang web nào, tương tác, kết bạn với ai, và Che chở khi các cháu gặp sự cố, tránh có những hành động gây tổn thương, sợ hãi.

Để bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ khi tiếp xúc với mạng xã hội, việc trang bị kiến thức, kỹ năng số cho trẻ em theo từng độ tuổi để các em biết tự bảo vệ mình và biết cách tương tác an toàn là rất cần thiết, mà theo Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đặng Hoa Nam, đó “vaccine số” dành cho những “công dân số nhí”. “Vaccine số” sẽ là một quá trình tiếp thu, học hỏi, từ kiến thức đến nhận thức và trở thành các kỹ năng hoạt động, ứng xử trên môi trường mạng; từ các hành vi văn hóa cho đến những hành vi cảnh giác như tự bảo vệ mình.

Thực tế chỉ ra rằng, sự việc đau lòng thường hay xảy ra ở những gia đình ít quan tâm đến con cái. Do đó, quan trọng hơn cả, bản thân những người làm cha mẹ cần nhận thức rõ những nguy cơ khi con em mình tiếp xúc với không gian mạng, có biện pháp quản lý, kiểm soát, bảo vệ con em mình trước những nguy cơ mà mạng xã hội có thể mang lại. Gia đình chính là hạt nhân của các giải pháp. Xin đừng để sự những việc đau lòng như trường hợp bé gái lớp 6 ở Bắc Giang sinh con trong nhà tắm do có quan hệ với bạn trai mới quen trên mạng nhưng bố mẹ không biết.

Xin đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”. Mỗi đứa trẻ đều là niềm tin, hy vọng; mọi cố gắng, phấn đấu của chúng ta đều để có một thế hệ tương lai tốt đẹp. Mỗi bậc phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức phù hợp để bảo vệ người thân, con cái của mình trên không gian mạng.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Góc nhỏ từ tâm

Góc nhỏ từ tâm

Đam mê công việc làm tóc và mong muốn dùng chút công sức nhỏ bé của mình giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém may mắn, Đại Hải đã quyết định mở một tiệm cắt tóc mang tên Góc nhỏ từ tâm.

Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch dùng trong sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch dùng trong sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Chiều 27/3, tại Sở Y tế Lào Cai, Ban soạn thảo xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt đã có buổi hội thảo với Cục Quản lý môi trường Y tế, Viện Sức khỏe nghề nghiệp (Bộ Y tế) và một số sở, ngành của tỉnh Lào Cai, để thống nhất một số nội dung trong xây dựng quy chuẩn.

Cô giáo tiểu học tích cực đổi mới, sáng tạo

Cô giáo tiểu học tích cực đổi mới, sáng tạo

Không chỉ yêu nghề, mến trẻ, cô giáo Phạm Thị Hiệp, giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Lào Cai còn luôn đổi mới, sáng tạo trong dạy học. Từ đó khơi gợi cảm hứng, niềm yêu thích học tập cũng như sự chủ động khám phá tri thức nơi học trò.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Dông lốc gây một số thiệt hại tại huyện Si Ma Cai

Dông lốc gây một số thiệt hại tại huyện Si Ma Cai

Sáng 27/3, do ảnh hưởng của không khí lạnh, trên địa bàn huyện Si Ma Cai xảy ra dông, lốc kèm theo mưa đá, riêng khu vực cụm xã Thào Chư Phìn và thị trấn Si Ma Cai có mưa to đến rất to khiến một số nhà dân, cây hoa màu bị hư hỏng, ngập úng và gãy đổ.

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Trường Sĩ quan Công binh tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự tại huyện Mường Khương

Trường Sĩ quan Công binh tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự tại huyện Mường Khương

Ngày 27/3, Trường Sĩ quan Công binh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mường Khương tổ chức tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự năm 2024 cho học sinh khối lớp 12 tại Trường Trung học phổ thông số 1 và Trường Trung học phổ thông số 2 huyện Mường Khương.

Vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi

Vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi

Theo giới thiệu của Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng), chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình chị Hoàng Thị Hồng (dân tộc Giáy, sinh năm 1982), là hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Múc. Chị Hồng là phụ nữ đảm đang, vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Khởi động sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ

Khởi động sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ

Một sáng kiến tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ đã chính thức khởi động. Trong vòng 4 năm, chương trình hướng tới tiếp cận 2 triệu doanh nhân tại Việt Nam thông qua các chiến dịch, đồng thời trực tiếp hỗ trợ hơn 90.000 doanh nhân - đa số là phụ nữ - phát triển doanh nghiệp và tăng cường tiềm năng kinh tế.

Lòng tham và ma lực của đồng tiền

Lòng tham và ma lực của đồng tiền

Gần đây có không ít cán bộ, đảng viên bị bắt giam vì tội nhận hối lộ. Thật đáng tiếc, không hiểu do ma lực của đồng tiền hay lòng tham đã khiến một số "quan chức" phải ngã ngựa (!?)

fb yt zl tw