Bảo Thắng: Phát huy vai trò của HTX trong xây dựng nông thôn mớí

LCĐT - Trong xây dựng nông thôn mới tại Bảo Thắng, vai trò của các hợp tác xã đã được phát huy tích cực những năm qua.

Đẩy mạnh tổ chức sản xuất, trong đó có phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, xây dựng mối liên kết là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Các hợp tác xã, tổ hợp tác là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. 

Điển hình của Gia Phú

Trên đường dẫn chúng tôi đi tham qua gian hàng giới thiệu sản phẩm tại cơ sở sản xuất, ông Nguyễn Tiến Mạnh, Giám đốc Hợp tác xã Nông sản - Dược liệu Mạnh Hương (Hợp tác xã Mạnh Hương) thôn Bản Bay, xã Gia Phú bồi hồi nhớ lại: “Năm 2019 mình chính thức thành lập hợp tác xã với 7 thành viên, lĩnh vực mới, vừa làm vừa mày mò nên cũng run lắm. Khó khăn cũng có, thác ghềnh có nhưng giờ thì ổn định sản xuất, thị trường vững rồi”. Hợp tác xã Mạnh Hương chọn hướng phát triển là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tinh bột nghệ, bột sắn dây, khoai sâm (hoàng sin cô), các sản phẩm dược liệu như hà thủ ô, cà gai leo, trà bí đao, trà mướp đắng, trà hoa đu đủ đực, thực phẩm như miến dong, nấm hương... Các sản phẩm nông sản nhưng được sản xuất, chế biến, đóng gói theo tiêu chuẩn, quy trình công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các nhà phân phối mà Hợp tác xã Mạnh Hương liên kết.

Bảo Thắng: Phát huy vai trò của HTX trong xây dựng nông thôn mớí ảnh 1
Tham quan mô hình sản xuất tại Hợp tác xã Mạnh Hương.

Tại xưởng sản xuất, Hợp tác xã Mạnh Hương đầu tư hệ thống máy rửa, hệ thống quạt thông gió và máy sấy tuần hoàn, máy nghiền vắt lọc củ tinh bột liên hoàn, máy nghiền tinh bột khô cao cấp, máy nhào tinh bột và vo viên tự động, máy đóng gói theo quy trình chuẩn an toàn được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Lào Cai kiểm tra, thẩm định. Cùng với khu vực sản xuất công nghệ cao rộng 8.000 m2 và liên kết sản xuất với hàng chục hộ dân trên diện tích 12 ha, Hợp tác xã Mạnh Hương đã tạo việc làm trực tiếp, thường xuyên cho 7 công nhân và 20 lao động thời vụ với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài Hợp tác xã Mạnh Hương, hiện xã Gia Phú còn có 5 hợp tác xã tham gia trồng rau an toàn, chăn nuôi, điển hình như Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Gia Phú thành lập năm 2017 với 7 thành viên, liên kết trồng rau, tạo việc làm thường xuyên ổn định cho 20 lao động, tổng doanh thu đạt trên 3,5 tỷ đồng, lợi nhuận 1,65 tỷ đồng/năm. Hợp tác xã chế biến thực phẩm sạch Gia Phú được thành lập năm 2019 tại thôn Đông Căm, xã Gia Phú với 7 thành viên, hoạt động chính là giết mổ gia súc, gia cầm, tạo việc làm thường xuyên ổn định cho 12 lao động; doanh thu đạt 2 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 950 triệu đồng/năm.

Hiệu quả của các hợp tác xã

Huyện Bảo Thắng hiện có 54 hợp tác xã, tăng 26 hợp tác xã so với năm 2011 với số thành viên hơn 500 người, thu nhập bình quân của người lao động từ 6 - 7 triệu đồng/tháng. Ông Vũ Kiều Hưng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Thắng cho biết, chất lượng hoạt động của các hợp tác xã ngày càng được nâng lên, hình thức quản lý, tô chức sản xuất được đổi mới, lĩnh vực hoạt động đa dạng, sản phẩm hàng hóa ngày càng phong phú.

Điển hình như Hợp tác xã bưởi Múc xã Thái Niên, được thành lập năm 2017 với 16 thành viên, hiện nay là 25 thành viên. Doanh thu của các thành viên, hộ liên kết với hợp tác xã đạt 40 tỷ đồng mỗi năm, lợi nhuận đạt 25 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 500 lao động với thu nhập bình quân 4,2 đến 4,5 triệu đồng/tháng. Hợp tác xã nông nghiệp Bản Phiệt thành lập năm 2018 với 12 thành viên, chủ yếu sản xuất, kinh doanh thu mua, cung ứng nông sản. Hợp tác xã liên kết với các hộ dân trồng 30 ha dứa, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 120 lao động, doanh thu đạt 3 tỷ đồng, lợi nhuận 1,35 tỷ đồng mỗi năm. Hợp tác xã Nậm Dù, xã Xuân Quang thành lập năm 2019, tham gia trồng cây ăn quả và cung ứng các sản phẩm mật ong. Tổng diện tích sản xuất và liên kết là 60 ha, tạo việc làm cho 200 lao động, doanh thu hàng năm 36 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận 20 tỷ đồng/năm. Tại xã Xuân Quang còn có Hợp tác xã chăn nuôi gia súc, gia cầm Xuân Tiến thành lập năm 2017 tại thôn Làng Bông với 12 thành viên, doanh thu đạt 18 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 4 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm thường xuyên cho gần 30 lao động.

Bảo Thắng: Phát huy vai trò của HTX trong xây dựng nông thôn mớí ảnh 2
Sản phẩm quế ống sáo tại mô hình liên kết tại xã Sơn Hà.

Đứng đầu về quy mô chăn nuôi tại Bảo Thăng vẫn là Hợp tác xã chăn nuôi gia súc, gia cầm Quý Hiền, thành lập năm 2010, hiện có 34 thành viên. Hợp tác xã Quý Hiền liên kết cung ứng giống, tiêu thụ sản phẩm với các hộ dân chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Sơn Hà với trên 6.000 con lợn, tạo việc làm ổn định cho trên 200 lao động. Sản lượng liên kết tiêu thụ trên 3.047 tấn thịt lợn/năm, tổng doanh thu ước đạt trên 213 tỷ đồng, trong đó doanh thu của Hợp tác xã Quý Hiền ước đạt trên 162 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân 10 tỷ đồng mỗi năm.

Hợp tác xã Phú Sơn thành lập năm 2019 tại xã Phú Nhuận với 7 thành viên, hoạt động chính là chăn nuôi gia súc, gia cầm, tạo việc làm thường xuyên cho 11 lao động với thu nhập bình quân 6,6 đến 7 triệu đồng/tháng. Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Sơn Hải, xã Sơn Hải có ngành nghề kinh doanh chính là trồng rau, đậu các loại, trồng hoa, cây ăn quả, cây gia vị, cây dược liệu. Hợp tác xã đang tạo việc làm thường xuyên ổn định cho 15 lao động, thu nhập bình quân từ 6,9 đến 7,3 triệu đồng/tháng; tổng doanh thu đạt trên 3,2 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 1,25 tỷ đồng/năm. Hợp tác xã Nông lâm nghiệp và dịch vụ Bản Cầm, thành lập năm 2017 tại xã Bản Cầm với 18 thành viên, hoạt động chính là trồng dong riềng, cây sả, tạo việc làm ổn định thường xuyên cho 20 lao động; doanh thu đạt 2,5 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 1,25 tỷ đồng/năm...

Bảo Thắng: Phát huy vai trò của HTX trong xây dựng nông thôn mớí ảnh 3
Thành viên Hợp tác xã bưởi Múc, xã Thái Niên trao đổi kinh nghiệm sản xuất.

Đẩy mạnh liên kết

Ngoài các hợp tác xã, tại huyện Bảo Thắng còn có nhiều mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ, chế biến nông sản như vùng chế biến cây lương thực với sản lượng hơn 40 nghìn tấn/năm; vùng chè 858 ha tập trung tại xã Phú Nhuận, thị trấn Phong Hải, sản lượng 6.787 tấn mỗi năm; vùng cây ăn quả 2.600 ha với sản lượng trên 26.000 tấn tập trung tại các xã Xuân Quang, Thái Niên, Phong Niên; vùng quế hàng hóa 6.000 ha tập trung tại xã Sơn Hà, Phú Nhuận, thị trấn Phong Hải với sản lượng hơn 100 nghìn lít tinh dầu quế/năm.

Ngoài ra, huyện Bảo Thắng còn có 420 trang trại chăn nuôi với sự hình thành ngày càng rõ và chặt chẽ các chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm bền vững. Điển hình như chuỗi liên kết của Hợp tác xã chăn nuôi gia súc, gia cầm Quý Hiền với các thành viên hợp tác xã, các doanh nghiệp, trường học, nhà hàng trên địa bàn tỉnh; Hợp tác xã chăn nuôi gia súc, gia cầm Xuân Tiến liên kết với các hộ dân trên địa bàn xã Xuân Quang, Công ty DABACO cung ứng giống, tiêu thụ gia cầm. Hay chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ quả dứa của 2 tổ hợp tác tại xã Bản Phiệt với Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu để tiêu thụ gần 300 tấn dứa của 80 hộ dân, tạo nguồn thu 1,3 tỷ đồng…

Từ sự phát triển các hợp tác xã và mô hình liên kết mà việc phát triển các sản phẩm OCOP tại Bảo Thắng có nhiều thuận lợi. Hiện Bảo Thắng đã có gần 30 sản phẩm OCOP, hầu hết được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Chủ lực trong các sản phẩm là na, bưởi, quế, rau an toàn, gà thương phẩm, mật ong, sản phẩm đồ uống. Đây chính là vai trò to lớn của các hợp tác xã, tổ hợp tác trong Chương trình xây dựng nông thôn mới tại Bảo Thắng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Sáng 17/11, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, UBND xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

fbytzltw