Bảo đảm chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng

Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát, trong đó nhấn mạnh việc cần nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế nói chung, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp sáng 29/5.

Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp sáng 29/5.

Sáng 29/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để thảo luận về kết quả giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội cũng đã đề cập những tồn tại, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thời gian tới.

Đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng còn chưa thỏa đáng

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát Nguyễn Thúy Anh cho biết, việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí phòng, chống dịch từ ngân sách nhà nước trong và sau giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch còn chậm trễ, phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm.

Sau khi kiểm soát được dịch, chưa làm tốt việc giải thể, bàn giao, quản lý tài sản, thanh toán, quyết toán liên quan đến các bệnh viện dã chiến, trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung điều trị Covid-19.

Công tác quản lý, điều phối nguồn lực xã hội có lúc, có nơi còn hạn chế, lúng túng trong tổ chức, thực hiện, hiệu quả sử dụng chưa cao. Một số tỉnh, thành phố mặc dù đã có kế hoạch ứng phó nhưng nguồn lực tại chỗ chưa thể đáp ứng ngay, chưa bảo đảm được nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch nhất là trong giai đoạn dịch bùng phát nhanh, phức tạp, thực hiện giãn cách kéo dài.

Đáng chú ý, đã có những sai phạm nghiêm trọng trong huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch, đặc biệt trong công tác nghiên cứu, nghiệm thu, chuyển giao, cấp phép lưu hành, hiệp thương giá, tổ chức sản xuất, mua bán kít xét nghiệm Covid-19 liên quan đến Công ty cổ phần công nghệ Việt Á và việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước cách ly tại cơ sở dân sự, tự nguyện trả phí trong thời gian dịch Covid-19; nhiều cán bộ ở trung ương và địa phương bị xử lý hình sự.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đại diện Đoàn giám sát báo cáo tại phiên họp.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đại diện Đoàn giám sát báo cáo tại phiên họp.

Về y tế dự phòng và y tế cơ sở, báo cáo cũng chỉ rõ, nhân lực y tế cơ sở, y tế dự phòng tuy đã được củng cố song vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn. Nhiều địa phương báo cáo có tình trạng thiếu nhân lực tại y tế cơ sở, trong đó có cả những thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.

Chế độ, chính sách đối với nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng vẫn còn thấp, chưa thỏa đáng nhưng chậm được điều chỉnh, chưa đủ để thu hút, giữ chân cán bộ gắn bó lâu dài với y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc, thôi việc hoặc chuyển việc có chiều hướng gia tăng tại một số địa phương, nhất là sau giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch Covid-19.

Báo cáo dẫn số liệu cho biết, số lượng các bác sĩ tại trạm y tế xã có xu hướng giảm. Trong 4 năm từ 2018-2021, tổng số bác sĩ xã giảm là 2.238 người, năm 2020 có số bác sĩ tuyến xã giảm nhiều nhất (giảm 1.114 người so với năm 2019).

Đoàn giám sát đánh giá, đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng còn chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với quan điểm “y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng”, cơ chế tài chính cho hoạt động của y tế cơ sở chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu về chức năng nhiệm vụ và nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Một số địa phương có tỷ lệ chi cho y tế dự phòng chưa đạt 30% trên tổng chi ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng. “Trong khi tỷ lệ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại y tế cơ sở là khoảng 75% thì tỷ trọng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến y tế cơ sở đạt 34,5% năm 2022, trong đó tại y tế xã chỉ đạt 1,7%”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết.

Khẩn trương xử lý dứt điểm các vụ việc liên quan đến Công ty Việt Á

Trên cơ sở kết quả giám sát, Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát, trong đó đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các luật có liên quan đến lĩnh vực y tế cơ sở, y tế dự phòng, phòng thủ dân sự và tình trạng khẩn cấp.

Bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản hướng dẫn thi hành luật trong công tác mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, hóa chất bảo đảm thống nhất với Luật Đấu thầu và Luật Giá.

Đồng thời, khẩn trương rà soát, tổng hợp, phân loại để xử lý các tồn đọng, vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 đối với các công việc: mua sắm thuốc, vật tư, hóa chất, sinh phẩm, trang thiết bị và hàng hóa khác với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng; xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với các tài sản được tài trợ, cho, biếu, tặng để phòng, chống dịch Covid-19; giải thể và xử lý tài sản khi giải thể các trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, bệnh viện dã chiến.

Quang cảnh phiên họp sáng 29/5.

Quang cảnh phiên họp sáng 29/5.

Ngoài ra, cần tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ sở, y tế dự phòng theo hướng: đẩy mạnh thực hiện mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân; đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế chi trả của quỹ bảo hiểm y tế theo hướng tăng chi cho y tế cơ sở; đổi mới chính sách và phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng, nhất là nhân lực làm việc tại trạm y tế xã...

Đặc biệt, nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế nói chung, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc.

Có lộ trình tăng mức đóng bảo hiểm y tế, đồng thời mở rộng danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, danh mục thuốc, vật tư y tế ở y tế cơ sở do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả; giải quyết triệt để những vướng mắc trong việc thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội thể hiện tại Nghị quyết việc giao Chính phủ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV về các nhiệm vụ liên quan đến công tác huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và báo cáo Quốc hội định kỳ 2 năm một lần kết quả thực hiện các nội dung về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định tại Nghị quyết này.

Theo Báo Nhân Dân null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kết luận vụ việc học sinh ở Trường THCS Pom Hán rối loạn tiêu hóa sau khi uống trà sữa

Kết luận vụ việc học sinh ở Trường THCS Pom Hán rối loạn tiêu hóa sau khi uống trà sữa

Như thông tin Báo Lào Cai đã đưa, ngày 25/9/2023, một lớp học của Trường THCS Pom Hán, thành phố Lào Cai khi triển khai tiết học khoa học tự nhiên (Hóa) có nội dung cho học sinh trải nghiệm làm trà sữa ngay trên lớp. Sau khi học sinh thưởng thức sản phẩm do tự tay mình làm, một số em có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đau đầu, đi ngoài phân lỏng…

Làm chậm tiến triển kháng thuốc

Làm chậm tiến triển kháng thuốc

Từ ngày 20 - 21/11, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức FHI 360 và các đối tác tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và hưởng ứng 'Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc'.

Nâng cao nhận thức về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Nâng cao nhận thức về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Ngày Thế giới phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được tổ chức vào 16/11 hằng năm nhằm nâng cao nhận thức về bệnh và đảm bảo tất cả bệnh nhân hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đều có thể tiếp cận các dịch vụ y tế tốt nhất, giúp giảm gánh nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và cải thiện cuộc sống của người bệnh.

Giúp người bệnh đái tháo đường thuận lợi tiếp cận dịch vụ y tế

Giúp người bệnh đái tháo đường thuận lợi tiếp cận dịch vụ y tế

Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ mắc đái tháo đường tăng nhanh nhất thế giới và người mắc bệnh đái tháo đường có xu hướng gia tăng, ngày càng trẻ hóa. Ngày đái tháo đường thế giới (14/11) năm 2023 có chủ đề “Tiếp cận dịch vụ chăm sóc bệnh tiểu đường”, với nhiều hoạt động truyền thông nhằm cảnh báo, coi đây là vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu để người dân có ý thức phòng ngừa, chẩn đoán và quản lý tình trạng bệnh tốt hơn.

Bảo đảm an toàn thực phẩm tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23

Bảo đảm an toàn thực phẩm tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23

Thực hiện Kế hoạch số 125/KH-SYT, ngày 27/10/2023 về đảm bảo công tác y tế cho Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23, năm 2023, các cơ quan chức năng đã thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại hội chợ.

Khắc phục khó khăn trong mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế

Khắc phục khó khăn trong mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thiếu thuốc, thiết bị vật tư y tế là thách thức dai dẳng, đây không phải là hiện tượng mới. Đặc biệt nghiêm trọng hơn trong và sau đại dịch COVID-19, ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe người dân ngay ở các quốc gia có nền y tế phát triển như các nước như: Anh, Pháp, Ý, Hoa Kỳ.

Gần 11 tỷ đồng ủng hộ người dân vùng lũ Lào Cai

Gần 11 tỷ đồng ủng hộ người dân vùng lũ Lào Cai

Theo thông tin của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh, tính đến 30/10, thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, đã có 18 tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ người dân vùng lũ Lào Cai với tổng kinh phí 10,7 tỷ đồng.

fb yt zl tw