Báo Anh bất ngờ với vẻ đẹp ngôi làng châu Âu trên núi cao Việt Nam

Phóng viên của tờ báo Anh Express thực hiện chuyến đi đến một trong những điểm đến nổi tiếng nhất Việt Nam, nơi mang đến cho người dân địa phương cảnh đẹp châu Âu.

Khi nghĩ về những điều du khách thường thấy trong chuyến du lịch đến Việt Nam, người ta dễ dàng hình dung ra những điểm tham quan như những hòn đảo đá vôi tuyệt đẹp của vịnh Hạ Long hay hàng triệu chiếc xe máy chạy vèo vèo ở trung tâm TP.HCM.

Một điều mà nhiều người chắc chắn không tưởng tượng được là trong chuyến đi gần đây, có một khu du lịch được thiết kế giống như một ngôi làng Pháp, nằm trên núi cao ở Việt Nam.

Khung cảnh ngôi làng Pháp trong ánh hoàng hôn.
Khung cảnh ngôi làng Pháp trong ánh hoàng hôn.

Đó chính xác là Bà Nà Hills. Nằm trên dãy núi cách Đà Nẵng khoảng 45 phút lái xe, Bà Nà Hills là khu nghỉ dưỡng nhằm tái hiện cảm giác của một chuyến đi đến Pháp.

Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1919, Bà Nà là địa điểm nghỉ mát được xây dựng vì lợi ích của thực dân Pháp muốn thoát khỏi nhiệt độ và độ ẩm cao, với 240 biệt thự sang trọng được xây dựng cho các quan chức Pháp.

Tuy nhiên, Cách mạng tháng Tám đã đưa Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, Bà Nà bị bỏ hoang, hầu hết tàn tích bị phá hủy trong chiến tranh sau đó.

Ngày nay, mọi thứ đã khác hẳn, tất cả có thể thấy rõ ngay khi bạn đặt chân vào bãi đậu xe.

Mùa hoa tulip trên núi Bà Nà.
Mùa hoa tulip trên núi Bà Nà.

Mặc dù khách du lịch có thể đi đường bộ lên khu nghỉ dưỡng nhưng cách di chuyển chính là đi bằng cáp treo thẳng dài nhất thế giới, mất khoảng 20 phút để đi lên độ cao 5.800m.

Khung cảnh của những ngọn núi phủ đầy cây cối trên đường lên thật ấn tượng, tuy hơi đáng sợ, nhưng chúng không thể bì với những gì đang chờ đợi du khách ở trên đỉnh.

Cáp treo lên đỉnh Bà Nà.
Cáp treo lên đỉnh Bà Nà.

Khi đến Bà Nà Hills, điều đầu tiên du khách nhìn thấy là Cầu Vàng, một cây cầu dài 150m nâng đỡ bởi hai bàn tay to lớn, được làm từ sợi thủy tinh thiết kế trông giống như đá núi.

Được khai trương lần đầu tiên vào năm 2018, cây cầu thu hút nhiều khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, vì vậy hãy nhớ dành nhiều thời gian đi bộ qua cầu để có tầm nhìn đẹp nhất.

Nhảy lên một chiếc cáp treo ngắn hơn nhiều và bạn nhanh chóng đến được điểm thu hút chính: ngôi làng Pháp. Phần chính của "ngôi làng" là quảng trường có đài phun nước lớn và tượng bán thân của các nhân vật nổi tiếng người Pháp, một lần nữa được làm từ sợi thủy tinh.

Cầu Vàng là điểm nhấn của Bà Nà Hills.
Cầu Vàng là điểm nhấn của Bà Nà Hills.

Toàn bộ ngôi làng không giống hệt thực tế ở Pháp, đôi khi bạn có cảm giác giống như đang ở trên phim trường Paramount hơn là Pays de la Loire (khu vực ven biển ở phía tây nước Pháp).

Tuy nhiên, mọi thứ bạn có thể tưởng tượng tìm thấy ở một ngôi làng Pháp đều hiện diện. Một nhà thờ Công giáo hoàn chỉnh với phòng xưng tội, một chuỗi nhà hàng cổ kính phục vụ rượu được cất giữ trong hầm sâu trong núi, thậm chí có một số xe ô tô cổ của Pháp được phủ đầy hoa.

Thành thật mà nói, một ngày ở Bà Nà Hills dường như chưa đủ. Thật dễ dàng để hiểu tại sao có một số khách sạn rải rác khắp khu nghỉ dưỡng trên núi.

Kiến trúc phong cách Pháp trên đỉnh Bà Nà trong màn sương sớm.
Kiến trúc phong cách Pháp trên đỉnh Bà Nà trong màn sương sớm.

Trong khi ngôi làng là điểm thu hút chính, còn có một sân golf cỡ lớn, một công viên giải trí khổng lồ dưới lòng đất, một bảo tàng tượng sáp về các nhân vật nổi tiếng và bức tượng Phật cao 27 m trong khu vườn tâm linh.

Phải thừa nhận rằng, địa điểm này cực kỳ thu hút du khách bởi trải nghiệm ở đây khó có thể khiến bạn quên được. Với phí bao gồm cả cáp treo là 850.000 đồng (27 bảng Anh) cho người lớn và 700.000 đồng (22 bảng Anh), đây là mức giá mang lại giá trị đáng kinh ngạc.

Theo Báo Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

fb yt zl tw