Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh gặp gỡ các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Tằng Loỏng

Sáng 6/2, tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức hội nghị gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp hoạt động tại Khu Công nghiệp (KCN).

Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và đại diện hơn 20 doanh nghiệp trong KCN.

baolaocai-tr_quang-canh-1.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Xây dựng và phát triển Khu Kinh tế cửa khẩu, các KCN được Lào Cai xác định là 2 trong 4 trụ cột kinh tế của tỉnh từ nay đến 2030, tầm nhìn đến 2050. Nhằm cụ thể hóa chủ trương của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt trong Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 29/3/2023. Theo đó, Trung ương xác định phát triển tỉnh Lào Cai trở thành cực tăng trưởng, trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc.

Tại KCN Tằng Loỏng, UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương điều chỉnh quy hoạch phân khu KCN Tằng Loỏng, tỉ lệ 1/2000 nhằm thống nhất hóa phạm vi, ranh giới, diện tích, quy mô sử dụng đất toàn KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án sử dụng đất trong KCN. Dự kiến đồ án quy hoạch được phê duyệt vào quý 2/2025.

baolaocai-tr_quang-canh.jpg
Ông Vương Trinh Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Trong năm 2024, Ban Quản lý Khu kinh tế đã trình tỉnh bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2025 - 2030, trong đó thống nhất đầu tư từ ngân sách địa phương nâng cấp, cải tạo các tuyến đường T2, T14, T19 KCN Tằng Loỏng. Các tuyến đường trên khi được đầu tư sẽ góp phần giảm bớt ách tắc giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa và lưu thông của các nhà máy trong KCN Tằng Loỏng.

Ban Quản lý Khu kinh tế đang phối hợp các sở, ngành nghiên cứu, lập Đề án chuyển đổi mô hình KCN Tằng Loỏng thành mô hình KCN xanh, công nghiệp sinh thái, thân thiện với môi trường.

KCN Tằng Loỏng là KCN tuyển khoáng, luyện kim, phân bón, hóa chất lớn nhất của cả nước, đến nay đã thu hút được 29 dự án đăng ký đầu tư với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng. Trong đó có 21 dự án đang hoạt động ổn định, 3 dự án đang xây dựng, 3 dự án đang tạm dừng hoạt động.

Trong năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của các nhà máy đạt xấp xỉ 20.000 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), chiếm 94% giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN và chiếm 43,7% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; tạo việc làm cho 5.534 lao động, với mức lương bình quân 8 triệu đồng/người/tháng.

baolaocai-tr_y-kien-2.jpg
baolaocai-tr_y-kien-3.jpg
baolaocai-tr_y-kien.jpg
Đại diện các doanh nghiệp chia sẻ những khó khăn, vướng mắc tại hội nghị.

Trong năm, các dự án tại KCN Tằng Loỏng đã đóng góp cho ngân sách nhà nước 683 tỷ đồng, chiếm 35,6% so với tổng mức nộp ngân sách nhà nước của toàn Khu Kinh tế cửa khẩu và các KCN...

Đời sống của cán bộ và người lao động làm việc trong các nhà máy ngày càng nâng cao, người lao động được bố trí nơi ở đầy đủ, đảm bảo cho cuộc sống và làm việc...

Tại hội nghị, các doanh nghiệp đã trao đổi những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp để tháo gỡ cũng như tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao, an toàn.

Năm 2025, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh xác định tiếp tục duy trì hoạt động ổn định cho các nhà máy tại KCN, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) năm 2025 đạt 24.000 tỷ đồng (tăng 13,4% so với cùng kỳ). Các cơ quan liên quan nỗ lực hoàn thiện, trình phê duyệt quy hoạch điều chỉnh quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 KCN Tằng Loỏng, làm cơ sở để đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, xử lý nước thải, di chuyển dân cư; hình thành và thu hút đầu tư hạ tầng 2 KCN mới (KCN Võ Lao, KCN Bản Qua), thu hút các dự án thứ cấp tạo giá trị sản xuất công nghiệp và mang lại nhiều việc làm cho người lao động địa phương; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang hoạt động, có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung mục tiêu đầu tư; kêu gọi một số dự án đầu tư mới (điện sinh khối, dự án xử lý Gyps thải...).

baolaocai-tr_khen-thuong.jpg

Tại hội nghị, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã khen thưởng 3 đơn vị có nhiều hoạt động nổi bật trong năm 2024 (ảnh trên).

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Từ ngày 1/1/2026, toàn bộ xăng lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ bắt buộc pha 10% ethanol, chính thức chuyển sang sử dụng xăng E10. Đây là bước đi quan trọng trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

fb yt zl tw