Đảm bảo an ninh nguồn nước để nâng cao chất lượng cuộc sống

Đảm bảo an ninh nguồn nước để nâng cao chất lượng cuộc sống ảnh 1

LCĐT - Nguồn nước có vai trò quan trọng, quyết định sinh kế và ổn định cuộc sống của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn được ngành tài nguyên môi trường tỉnh quan tâm.

Đảm bảo an ninh nguồn nước để nâng cao chất lượng cuộc sống ảnh 2

Để đảm bảo an ninh nguồn nước, những năm qua, Lào Cai đã đầu tư hệ thống mạng lưới quan trắc, giám sát đối với các nguồn nước chính có vai trò quan trọng phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng nước; các hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước…

Để phục vụ theo dõi hiện trạng nguồn nước trên địa bàn tỉnh, theo nội dung nhiệm vụ tại Đề án số 10-ĐA/TU về tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020 của Tỉnh ủy, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đầu tư xây dựng và vận hành 6 trạm quan trắc tài nguyên nước tự động liên tục, dự kiến trong giai đoạn 2020 - 2025 đầu tư xây dựng thêm 4 trạm.

Về hoạt động xả thải, UBND tỉnh đã cấp 74 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Trong quá trình thẩm định các hồ sơ, cơ quan thẩm định luôn xem xét, đánh giá kỹ các yếu tố và khả năng ảnh hưởng của công trình khai thác, xả nước thải đối với tài nguyên nước mặt, nước dưới đất của khu vực.

Đảm bảo an ninh nguồn nước để nâng cao chất lượng cuộc sống ảnh 4

Ông Nguyễn Duy Hùng, Phó Trưởng Phòng Tài nguyên Khoáng sản - Nước (Sở Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Đối với các nguồn nước nội tỉnh, chưa được đầu tư đủ hệ thống quan trắc, giám sát, đánh giá trữ lượng, chất lượng và diễn biến của nguồn nước (hiện nay Lào Cai mới được đầu tư 3 trạm quan trắc nước mặt và 3 trạm quan trắc nước dưới đất). Hệ thống quan trắc cần được nâng cấp và đầu tư nhiều hơn nhưng hiện nay còn thiếu nguồn lực để bố trí.

Theo ông Hùng, vấn đề an ninh nguồn nước đối với nguồn nước liên quốc gia (sông Hồng, sông Chảy) có vai trò rất lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai và các tỉnh hạ du sông Hồng. Nhận thức được vấn đề này, Lào Cai đã chủ động đề xuất các bộ, ngành và Chính phủ thành lập Ủy ban sông Hồng để tăng cường trao đổi thông tin về nguồn nước và phối hợp khai thác nguồn nước sông Hồng hợp lý, đảm bảo lợi ích của 2 quốc gia. Tỉnh Lào Cai cũng chủ động đưa nội dung này vào trao đổi, đề xuất hợp tác với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên theo dõi diễn biến chất lượng, lưu lượng nước sông Hồng. Khi xảy ra các hiện tượng bất thường chủ động báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các tỉnh hạ du sông Hồng.

Đảm bảo an ninh nguồn nước để nâng cao chất lượng cuộc sống ảnh 5

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tổ chức lập Quy hoạch tổng lợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là nội dung rất cần thiết trong bối cảnh diễn biến phức tạp của nguồn nước, tác động của biến đổi khí hậu, sự gia tăng dân số và tiến trình đô thị hóa, sản xuất công nghiệp tăng mạnh...

Với những kiến nghị, đề xuất cụ thể và nhiều giải pháp đang triển khai, những thách thức để đảm bảo an ninh nguồn nước tại Lào Cai đang từng bước được tháo gỡ. Những nỗ lực nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước tại địa phương có nguồn nước quốc tế và nguồn nước nội địa góp phần đảm bảo sinh kế, ổn định cuộc sống của người dân, đóng góp vào sự phát triển bền vững trong khu vực và tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông gửi tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tài liệu: Sổ tay Hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (Phiên bản 1.0).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

fb yt zl tw