Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS: Cần giải pháp đồng bộ

Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS: Cần giải pháp đồng bộ ảnh 1
Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS: Cần giải pháp đồng bộ ảnh 2

Vừa qua, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã Sa Pa phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sa Pa đưa 450 học sinh thuộc các trường học trên địa bàn thị xã đến tham quan Trường Cao đẳng Lào Cai. Tại đây, dưới sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo, các em chia thành từng nhóm, tổ đến các khoa như Nghiệp vụ nhà hàng, Điện tử, Cơ khí… Các em được giải đáp thắc mắc về ngành nghề đào tạo mà mình quan tâm, trải nghiệm một số hoạt động nghề nghiệp và tìm hiểu cơ hội việc làm sau khi ra trường. Em Đào Thị Ngọc, lớp 12A3, Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa tâm sự: Em thấy buổi trải nghiệm này rất bổ ích. Sa Pa là vùng đất du lịch nên những ngành nghề liên quan tới du lịch sẽ rất “hot” trong thời gian tới. Em sẽ học tốt để có thể làm việc trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn.

Ông Nguyễn Trường Chinh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sa Pa cho biết: Ngoài hoạt động hướng nghiệp ngoài giờ lên lớp, tại các trường THCS, hằng năm đều phân công giáo viên có kinh nghiệm thực hiện đúng, đủ chương trình, chủ đề hướng nghiệp cho học sinh lớp 9. Mỗi tiết hướng nghiệp, giáo viên chú trọng phân tích đặc điểm, yêu cầu của một số ngành nghề đang là nhu cầu của xã hội hiện nay, cũng như giới thiệu thêm những ngành nghề ở địa phương, trong nước và nước ngoài. Nhờ linh hoạt các giải pháp, năm học 2021 - 2022, tỷ lệ phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS của thị xã đạt 86,29%, vượt 1,29% so với chỉ tiêu giao.

Các đơn vị trường học phối hợp với ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh.
Các đơn vị trường học phối hợp với ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh.

Tại Bát Xát, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, phân luồng học sinh sau THCS, trong 3 năm gần đây, số lượng và chất lượng phân luồng sau THCS của huyện có bước chuyển biến rõ nét. Kết quả phân luồng và tuyển sinh sau tốt nghiệp THCS tăng từ 78% (năm 2020) lên 88,5% (năm 2022). Điển hình là số lượng học sinh trúng tuyển vào Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh chiếm 57/175 học sinh, tương đương 32,5%, cao nhất toàn tỉnh. Các trường: THCS Y Tý có tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt 97,5%, tỷ lệ phân luồng học sinh sau THCS đạt 81,7%; THCS thị trấn Bát Xát với 100% học sinh đi học sau THCS, trong đó có 5 em đỗ vào Trường THPT Chuyên Lào Cai, 86 em đỗ vào Trường THPT số 1 huyện Bát Xát, số còn lại học tại Trường THPT số 3 Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT, học nghề ngày càng tăng.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT, học nghề ngày càng tăng.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát, phòng đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn tham mưu cho UBND huyện xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác phân luồng, tuyển sinh hằng năm. Làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, như cung cấp thông tin, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường THPT, giáo dục thường xuyên, trường nghề; cung cấp thông tin về thị trường lao động, việc làm, các ngành nghề ưu thế, phù hợp với từng đối tượng, nhóm đối tượng học sinh... Trong đó chú trọng tuyên truyền các ngành thế mạnh của địa phương như khai thác khoáng sản, thủ công truyền thống, phát triển nông nghiệp sạch, chăn nuôi an toàn sinh học... để huy động, vận động học sinh tiếp tục học THPT, giáo dục thường xuyên, học nghề sau khi tốt nghiệp THCS.

Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS: Cần giải pháp đồng bộ ảnh 5

Mặc dù đạt nhiều kết quả nhưng việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS của tỉnh vẫn gặp khó khăn, vướng mắc. Tỷ lệ học sinh tiếp tục học lên THPT chiếm hơn 63%; số lượng học sinh học nghề các trình độ còn thấp so với mục tiêu đề ra. Toàn tỉnh hiện có 42 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tuy nhiên, số lượng mã ngành còn ít. Bên cạnh đó, quy mô, các ngành nghề đào tạo tại tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu của người học. Hiện có rất ít ngành nghề, nhất là quy mô đào tạo ngành nghề đáp ứng thị trường lao động công nghệ cao và xuất khẩu lao động.

Học sinh được trải nghiệm một số hoạt động nghề nghiệp và tìm hiểu cơ hội việc làm sau khi ra trường.
Học sinh được trải nghiệm một số hoạt động nghề nghiệp và tìm hiểu cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Tại huyện Mường Khương, mặc dù công tác phân luồng học sinh ở độ tuổi 15 và 18 tuổi đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, tỷ lệ phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS chưa đảm bảo với chỉ tiêu trong lộ trình đến năm 2025 mà Nghị quyết 08 của Huyện ủy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV và Kế hoạch số 63 của UBND tỉnh đề ra. Nhiều chỉ tiêu phân luồng thanh niên 15 tuổi vào học các trường THPT, trung cấp nghề, học nghề đạt thấp, đặc biệt tỷ lệ học sinh 15 tuổi ở nhà lao động trực tiếp còn chiếm tỷ lệ lớn.
Tại huyện Văn Bàn, năm học 2021 - 2022, toàn huyện có hơn 1.500 học sinh tốt nghiệp lớp 9, tỷ lệ học lên THPT chiếm trên 73% (không đạt mục tiêu đề ra); học nghề chiếm 4,8%; lao động tại địa phương chiếm hơn 22%. Vẫn còn học sinh trúng tuyển lớp 10 nhưng không ra lớp, bỏ học giữa chừng. Không chỉ tập trung ở những xã khó khăn, vùng xa, mà những xã vùng thấp, thuận lợi, tỷ lệ học sinh học lên THPT cũng chỉ đạt 85%.

Học sinh chủ động tìm hiểu về xu hướng ngành nghề trên mạng internet.
Học sinh chủ động tìm hiểu về xu hướng ngành nghề trên mạng internet.

Nguyên nhân dẫn đến công tác hướng nghiệp, phân luồng, giải quyết việc làm của huyện còn thấp là do nhận thức của người dân về việc định hướng nghề nghiệp cho con em còn hạn chế; giáo viên dạy hướng nghiệp chủ yếu là kiêm nhiệm nên khó khăn trong việc tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh; đa số học sinh hiện nay còn chọn nghề theo tâm lý đám đông, chưa xác định được đúng năng lực học của bản thân phù hợp với ngành nghề mà xã hội đang cần…

Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS: Cần giải pháp đồng bộ ảnh 8

Ngày 19/8/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2567 phê duyệt Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2025. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, khoảng 40% học sinh tốt nghiệp THCS sẽ học nghề các trình độ; 35% học sinh sau tốt nghiệp tại các huyện 30a, những xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học nghề các trình độ.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Để công tác phân luồng, hướng nghiệp học sinh tốt nghiệp sau THCS đạt hiệu quả cao, trước hết cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng tại các cơ sở giáo dục phổ thông, phụ huynh, học sinh. Đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với lứa tuổi học sinh; cung cấp kịp thời thông tin về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chính sách đối với người học các trình độ giáo dục nghề nghiệp, chính sách ưu đãi trong giáo dục nghề nghiệp, cơ hội khởi nghiệp, tìm kiếm việc làm, xu hướng thị trường lao động và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Tham mưu những chính sách hỗ trợ học sinh tốt nghiệp THCS có hoàn cảnh khó khăn, học sinh ở vùng cao học nghề các trình độ để thu hút người học…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw