Ngày đầu năm cùng người Tày ra đồng tìm hướng kiêng

LCĐT – Đúng ngày mùng 1 tết, trong tiết trời xuân mưa bay lất phất, đồng bào Tày xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn tổ chức ra cánh đồng lớn giữa làng thực hiện nghi lễ tìm hướng kiêng (theo tiếng Tày là Mo Tham Thát). Đây là tín ngưỡng dân gian độc đáo được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2019.

Ngày đầu năm cùng người Tày ra đồng tìm hướng kiêng ảnh 1
Ông mo chính khấn cầu các cụ phù hộ cho con cháu xuất hành năm mới thuận lợi.
Ngày đầu năm cùng người Tày ra đồng tìm hướng kiêng ảnh 2
Bà con cầu mong năm mới nhiều may mắn. 

Trước khi ra đồng, từ sáng sớm, ông mo chính là Hoàng Văn Kể thắp hương ở bàn thờ tổ tiên khấn mời cụ ông, cụ bà, các sư phụ tổ tiên và các ông trưởng lão về chứng kiến nghi lễ. Bước sang năm mới, con cháu có chén nước, cơi trầu mời tổ tiên về uống nước, ăn trầu, làm chứng cho con cháu để đi chào ông Tham Thát chỉ hướng.

Khấn xong, ông vái lạy bàn thờ tổ tiên 3 lạy rồi lấy kiếm, đội nón, đeo túi đi về khu ruộng trung tâm của làng. 3 ông mo đã thống nhất giờ đi nên khi ra đường làng chính, cả 3 ông cùng gặp nhau ở một điểm. Chủ các gia đình cũng đi theo, mang theo nỏ và tên để thi bắn ngay sau khi 3 ông mo chọn được hướng mới cho làng.

Ngày đầu năm cùng người Tày ra đồng tìm hướng kiêng ảnh 3
Sau khi có hướng mới, 3 ông mo thông báo mở cuộc thi bắn nỏ. 

Sau khi đã cúng ở bàn thờ gia tiên, 3 ông mo của làng chuẩn bị lễ vật gồm tập giấy tiền vàng, bó hương, chén nước chè, rượu, rồi cùng với chủ các hộ đến khu ruộng trung tâm của làng để tìm chọn hướng. Theo tập quán của người Tày, hướng được chọn tính theo năm chẵn - năm lẻ. Nếu năm chẵn, thì chính hướng kiêng của làng là Nam - Bắc; năm lẻ, chính hướng kiêng của làng là Đông - Tây. Người Tày tìm chọn hướng theo chiều ngược kim đồng hồ.

Ngày đầu năm cùng người Tày ra đồng tìm hướng kiêng ảnh 4
Trẻ em dân tộc Tày vui chơi, diện trang phục truyền thống. 

Khi đến khu ruộng - nơi tổ chức lễ hội xuống đồng, 3 ông mo cùng nhìn 4 phương để xác định hướng kiêng. Các ông mo và người dân thắp hương cắm trên bờ ruộng. Ông mo chính khấn cầu các cụ phù hộ cho con cháu xuất hành năm mới thuận lợi; phù hộ cho con cháu mo, then sang năm mới có sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, mọi sự bình yên, các cụ trường thọ, các cháu ngoan ngoãn, lớn nhanh, thành đạt.

Ông mo Hoàng Văn Kể năm nay đã 92 tuổi cho biết: Khi đã chọn được hướng kiêng, cả làng năm đó không ai được làm nhà quay về hướng đó, kể cả chuồng gà hay chuồng lợn, khi đi rừng cũng kiêng không đi về hướng kiêng đã chọn. Năm nay, các ông mo đã thống nhất chọn hướng kiêng là hướng Tây.

Ngày đầu năm cùng người Tày ra đồng tìm hướng kiêng ảnh 5
Ngày đầu năm cùng người Tày ra đồng tìm hướng kiêng ảnh 6
Thanh niên tìm hiểu về còn và thi ném còn. 

Sau khi có hướng mới, 3 ông mo thông báo mở cuộc thi bắn nỏ, mục tiêu là tập giấy tiền vàng, cắm cách xa khoảng 30 - 40 m. Mục đích thi bắn là để cầu cho sự hanh thông, phát triển, có bắn trúng mục tiêu, làm nát giấy thì năm đó làm ăn mới may mắn.

Ngày đầu năm cùng người Tày ra đồng tìm hướng kiêng ảnh 7
Các cô, các chị nhảy múa.
Ngày đầu năm cùng người Tày ra đồng tìm hướng kiêng ảnh 8
Trẻ em tập múa theo các bà, các mẹ. 

Ngay sau khi tìm được hướng kiêng, bà con từ già tới trẻ sẽ cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian, ca hát, nhảy múa, đánh yến, chơi mắc lẹ...

Nghệ nhân Hoàng Thị Quanh, bản Nà Bay cho biết: Mo Tham Thát ngoài thực hành tín ngưỡng dân gian còn là cơ hội để con cháu gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc. Thông qua dịp này, tôi cũng truyền dạy cho con, cháu các điệu hát then, múa xòe để nét đẹp dân tộc luôn được lưu truyền đến thế hệ sau.

Năm nay, bà con phấn khởi, hào hứng ra đồng bởi không còn giới hạn các hoạt động do ảnh hưởng của đại dịch Covd-19 như 2 năm trước. Anh Hoàng Văn Dũng cho biết: Dù đi đâu, làm gì thì ngày mùng 1 đầu năm, những người trẻ như chúng tôi vẫn dành thời gian để cùng các ông, bà ra đồng Tham Thát, cầu mong năm mới nhiều may mắn, thuận lợi.

Ngày đầu năm cùng người Tày ra đồng tìm hướng kiêng ảnh 9
Cùng nhau chơi mắc lẹ.

Mo Tham Thát là nghi lễ có ý nghĩa, giá trị về mặt địa lý, phong thủy và tín ngưỡng được đồng bào Tày Làng Giàng bảo tồn và tổ chức hằng năm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Ngày 26/4, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Một chút xà lách, một chút cà rốt bào sợi, một chút dứa thái miếng, một chút bạc hà, một chút thịt gà xé, hai miếng tôm hấp và rất nhiều rau mùi, đó là những nguyên liệu mà bà Paula Fernandes, người Bồ Đào Nha lựa chọn cho chiếc nem cuốn Việt của mình với tinh thần “cuốn tất cả những gì mình yêu thích”.

Xem lại thước phim lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ

Xem lại thước phim lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ

Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng phim Tài liệu và Khoa học T.Ư tổ chức chương trình "Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ" giới thiệu năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược và quá trình xây dựng, phát triển đất nước cho đến ngày nay.

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chuỗi hoạt động của hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); sáng 25/4, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ bàn giao, đưa vào sử dụng công trình số hóa điểm di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Tại Quảng trường 10/3, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, UBND thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024), tối 24/4.

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 24/4, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Công ty Cổ phần Phim truyện I, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Điện ảnh Quân đội nhân dân, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

fb yt zl tw