“Đảng viên áo xanh” về với cơ sở

Bài 1: Khi cơ sở cần các anh

Bài 1: Khi cơ sở cần các anh ảnh 2

Thiếu tá Tẩn Sành Nhàn, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Trịnh Tường (huyện Bát Xát) đã có nhiều năm tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn, bản biên giới nên hiểu rõ những khó khăn mà tổ chức đảng ở cơ sở, đảng viên gặp phải. Rõ nhất là trình độ của đảng viên không đồng đều, không ít đảng viên là nữ, dù rất nhiệt tình, trách nhiệm, có uy tín nhưng chưa có nhiều đóng góp cho chi bộ do rào cản về mặt tâm lý xã hội, đặc trưng văn hóa, tập quán.

Thấu hiểu nên ngay khi được phân công sinh hoạt tại Chi bộ thôn Phố Mới 1, xã Trịnh Tường, anh Nhàn đã chủ động tham mưu, đóng góp ý kiến nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ cũng như phát huy vai trò đảng viên. Như việc anh tham mưu cho chi bộ chuẩn bị tốt nhân sự cấp ủy đảng nhiệm kỳ 2022 - 2025, qua đó lựa chọn được đảng viên có năng lực, phẩm chất tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo cơ cấu, thành phần dân tộc, giới tính.

Trước đó, khi biết tin đảng viên Mò Thị Ngoan xin không tham gia đề án nhân sự khóa mới do điều kiện gia đình, anh Nhàn cùng 1 đảng viên cao tuổi, có uy tín đã tới tận nhà gặp gỡ, trò chuyện, nắm tâm tư và động viên. Sự kiên trì thuyết phục, cách nói có lý, hợp tình của bộ đội biên phòng đã khiến chị Ngoan thay đổi ý kiến, khắc phục khó khăn, thu xếp công việc để tham gia công tác của chi bộ.

Trong kỳ đại hội, Thiếu tá Tẩn Sành Nhàn còn tham gia góp ý xây dựng văn kiện, bổ sung nội dung, nhiệm vụ của chi bộ, nhất là công tác lãnh đạo Nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; đưa ra các giải pháp cụ thể trong văn kiện đại hội về việc thực hiện Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia. Với sự chuẩn bị chu đáo, Đại hội Chi bộ thôn Phố Mới 1, xã Trịnh Tường đã thành công tốt đẹp, cán bộ, đảng viên và người dân địa phương đều hài lòng về kết quả đại hội và điều không có nhiều người biết là sự đóng góp không nhỏ của đảng viên - Thiếu tá Tẩn Sành Nhàn.

Ngay sau khi tổ chức xong đại hội chi bộ, căn cứ điều kiện từng đảng viên, anh Nhàn đã tham mưu cho chi bộ phân công đảng viên phụ trách nhóm hộ, khu dân cư; tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề với nội dung phù hợp, hiệu quả.

Bài 1: Khi cơ sở cần các anh ảnh 4
Thiếu tá Tẩn Sành Nhàn có nhiều ý kiến tham mưu hiệu quả trong các cuộc họp chi bộ.

Nói về vai trò của đảng viên là cán bộ bộ đội biên phòng, ông Nguyễn Văn Hải, Bí thư Chi bộ thôn Phố Mới 1, xã Trịnh Tường cho biết: Những năm gần đây, Đồn Biên phòng Trịnh Tường cử 2 lượt đảng viên tham gia sinh hoạt tại chi bộ. Đây là “cầu nối” gắn kết mối liên hệ giữa chi bộ thôn với Chỉ huy đồn và Đảng ủy, chính quyền xã. Đảng viên là bộ đội biên phòng đã tham mưu nhiều nội dung thiết thực, hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, chất lượng sinh hoạt, giúp chi bộ đề ra các nghị quyết sát thực tế và tạo được uy tín cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Bài 1: Khi cơ sở cần các anh ảnh 5

Bước chân của những đảng viên là người lính biên phòng trên những nẻo đường biên cương không chỉ thực hiện nhiệm vụ trọng yếu quản lý, bảo vệ biên giới của Tổ quốc, họ đã tạo niềm tin vững chắc trong lòng Nhân dân nhờ thực hiện tốt “dân vận khéo”, giúp thay đổi diện mạo từng thôn, bản nơi họ đi qua và ghi lại dấu ấn tốt đẹp đối với bà con dân bản.

Những người lính biên phòng đã góp phần thay đổi diện mạo từng thôn, bản nơi họ đi qua.
Những người lính biên phòng đã góp phần thay đổi diện mạo từng thôn, bản nơi họ đi qua.

Đồn Biên phòng Bản Lầu được giao bảo vệ biên giới trên địa bàn 2 xã Bản Lầu và Lùng Vai (huyện Mường Khương). Những năm qua, đồn đã cử 14 cán bộ, chiến sĩ là đảng viên tham gia sinh hoạt cùng các chi bộ thôn với phương châm “ba bám, bốn cùng”. Đại úy Nguyễn Quốc Dũng là cán bộ Đồn Biên phòng Bản Lầu được cử tham gia sinh hoạt tại Chi bộ thôn Na Mạ. Anh được phân công nhiệm vụ tham mưu cho chi bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo người dân phát triển kinh tế. Tại hội nghị triển khai kế hoạch trồng chè mới tại thôn Na Lốc 2, xã Bản Lầu diễn ra vào cuối tháng 8 vừa qua, Đồn Biên phòng Bản Lầu và một số nhà hảo tâm đã hỗ trợ hộ nghèo cây giống và ngày công giúp bà con trồng chè.

Anh Dũng là một trong những “đạo diễn” của chương trình. Từ nhiều tháng trước, anh cùng cán bộ xã, thôn khảo sát địa điểm trồng chè mới, giải thích để bà con hiểu lợi ích của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Chuẩn bị xuống giống cây chè, nhiều ngày liền anh có mặt trên nương, tới từng nhà hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây. Khuôn mặt lấm tấm mồ hôi, đôi bàn tay đỏ ửng sau nhiều ngày cầm cuốc làm đất, trồng chè với bà con, anh Dũng tâm sự: Chuối, dứa trước đây vốn là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của người dân xã Bản Lầu, nhưng những năm gần đây, nhiều diện tích trồng đã kém hiệu quả, đầu ra lại bấp bênh. Chính vì vậy, chính quyền địa phương đã tìm hướng đi mới, vận động bà con chuyển đổi sang trồng chè để có thu nhập bền vững, ổn định hơn. Nắm vững chủ trương ấy, chúng tôi tích cực tuyên truyền cho bà con, nhiều hộ đã đồng thuận chuyển đổi.

Đại úy Nguyễn Quốc Dũng hướng dẫn bà con xã Bản Lầu trồng chè.
Đại úy Nguyễn Quốc Dũng hướng dẫn bà con xã Bản Lầu trồng chè.

Khoát tay chỉ về khoảng nương rộng cả chục ha trước mặt, anh Dũng và bà con nơi đây tin tưởng rằng chỉ một thời gian nữa, trên những mảnh nương khô cằn kia sẽ phủ màu xanh bát ngát của cây chè, mang lại cuộc sống no ấm, đủ đầy hơn.

Trước khi về sinh hoạt tại thôn Na Mạ, anh Dũng có 2 năm gắn bó với Chi bộ thôn Đồi Gianh (cũng thuộc xã Bản Lầu). Năm 2021, những hộ ở thôn này bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch tả lợn Châu Phi, đa số đàn lợn nuôi bị chết. Anh Dũng đã cùng cán bộ thôn vận động bà con vệ sinh chuồng trại, rắc vôi bột khử trùng để tái đàn. Bản thân anh phụ trách giúp đỡ 5 hộ nghèo tại Đồi Gianh. Anh nắm rõ hoàn cảnh của từng gia đình, từ đó giúp họ định hướng phát triển kinh tế, hướng dẫn tỉ mỉ để bà con nắm chắc kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt. Anh đã báo cáo, tham mưu với lãnh đạo đồn hỗ trợ 3 con lợn giống để các hộ phát triển kinh tế và luôn động viên, giúp bà con có nghị lực vươn lên. Nhờ đó, 2 hộ đã thoát nghèo.

Song song với nhiệm vụ giúp dân phát triển kinh tế, các chiến sĩ ở Đồn Biên phòng Bản Lầu như anh Dũng cũng cùng các tổ tự quản thôn làm tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự, tuần tra, phát quang đường biên, mốc giới. Năm 2021, phía bạn Trung Quốc làm hàng rào dọc đường biên, những cán bộ biên phòng sinh hoạt tại chi bộ đã cùng bà con dân bản lên thực địa, tuần tra và tổ chức các buổi tuyên truyền đặc biệt không kể đêm, ngày để đấu tranh, tuyên truyền bảo vệ đường biên, mốc giới…

>> Bài 2: Tăng cường sức mạnh cho cấp ủy đảng vùng biên

>> Bài cuối: Cùng xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh toàn diện

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Khẳng định "sức mạnh mềm" trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Khẳng định "sức mạnh mềm" trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh là chủ trương lớn, xuyên suốt được Lào Cai đặc biệt quan tâm triển khai thời gian qua. Nhờ linh hoạt phát huy vai trò “sức mạnh mềm” tuyên truyền, vận động từ cơ sở, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh trở thành phong trào thi đua được sự đồng thuận của mọi tầng lớp Nhân dân.

fb yt zl tw