“Cây đại thụ” trên đỉnh Kềm Chùn Bông

LCĐT – Không chỉ là một trong những thôn xa và khó khăn nhất của xã nghèo Phìn Ngan (Bát Xát), Sùng Hoảng còn được biết đến là nơi gánh chịu nhiều thiệt hại bởi thiên tai. Thế nhưng, bao năm qua, bản Dao đỏ vẫn luôn vững tin vượt qua mọi gian khó, dựng xây cuộc sống tốt đẹp hơn, bởi phía sau họ luôn có bà Chảo Kiếu Mẩy, người có uy tín của cộng đồng, nguyên Bí thư Chi bộ đầy tâm huyết, trách nhiệm.

Cùng người dân bước qua thiên tai

Đứng ở sân trụ sở UBND xã Phìn Ngan, ông Tẩn Láo Tả, Bí thư Đảng ủy xã chỉ tay về hướng phải, ngước lên đỉnh núi ẩn hiện sau làn mây và bảo: Từ năm 2016 đổ về trước, người dân Sùng Hoảng ở trên đó. Tuy nhiên, nền địa chất yếu, lại có nhiều khe nước nên mỗi khi mưa lớn lại tạo thành lũ to, nguy hiểm không biết bao nhiêu mà kể. Còn đi về hướng kia chính là khu tái định cư của các hộ dân, rất thuận tiện và an toàn…

“Cây đại thụ” trên đỉnh Kềm Chùn Bông ảnh 1

Quả thực, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hiếm có nơi nào chịu nhiều thiệt hại nặng nề do mưa lũ bằng thôn Sùng Hoảng. Năm 2004, trong một đêm mưa gió, 4 ngôi nhà bị chôn vùi dưới nghìn mét khối đất, đá, 23 con người đang ăn bữa tối đã vĩnh viễn không nhìn thấy mặt trời. Năm 2016, mưa lũ lại cướp đi sinh mạng của 3 người dân nơi đây, làm hư hỏng, phá hủy 19 ngôi nhà. Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau con mất cha, vợ mất chồng, nhà cửa, bản làng là một đống hoang tàn, đổ nát. Đau thương nối tiếp đau thương, sự khổ đau, tuyệt vọng khôn cùng hằn sâu trên khóe mắt của những người dân bản Dao đỏ.

Để ổn định cuộc sống cho bà con sau mưa lũ, chính quyền địa phương chủ trương di dời 34 hộ dân của thôn nằm trong vùng nguy hiểm đến nơi ở mới. Tuy nhiên, khu tái định cư của các hộ dân cách nơi ở cũ gần chục cây số. Đi hay ở, đó là quyết định không dễ dàng đối với nhiều gia đình. Vì tất cả ruộng nương, hoa màu, chuồng nuôi nhốt gia súc, nhà ở của các gia đình bao năm tích cóp, xây dựng đều ở đây.

“Cây đại thụ” trên đỉnh Kềm Chùn Bông ảnh 2

Vậy nhưng, xác định tính mạng con người là trên hết, ngày ấy, Chi bộ thôn Sùng Hoảng dưới sự chỉ đạo của Bí thư Chi bộ Chảo Kiếu Mẩy đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con di chuyển về nơi ở mới. Ngồi bên hiên nhà hanh hanh nắng, bà Mẩy nheo nheo đôi mắt hồi tưởng: “Sau trận lũ, trời vẫn mưa đêm ngày. Lo sợ lũ chồng lũ, chi bộ chủ trương phải tuyên truyền, vận động người dân chuyển đến nơi an toàn. Mỗi hộ đảng viên trong chi bộ là hộ dân đi đầu trong việc chuyển về nơi ở mới”. Nghị quyết là vậy, nên trong cuộc “di cư”, gia đình Bí thư Chi bộ Chảo Kiếu Mẩy là một trong những hộ dân đầu tiên đặt chân đến vùng đất mới. Nơi tái định cư của 34 hộ dân Sùng Hoảng ở cách trung tâm xã không xa, bao trọn quả đồi Kềm Chùn Bông. Các hộ dân được nhập vào thôn Van Hồ và trở thành cư dân của thôn mới từ sau trận lũ ấy.

Lâu lắm chúng tôi không có dịp trở lại Phìn Ngan. Lần này là 6 năm kể từ khi người dân Sùng Hoảng bước ra từ cơn lũ dữ. Từ xa nhìn lại, Kềm Chùn Bông phủ một màu xanh mướt của quế, màu vàng óng của những thửa ruộng bậc thang đang vào mùa chín rộ. Lấp ló trong bức tranh sắc màu đầy no ấm ấy là những ngôi nhà xây kiên cố. Sùng Hoảng đã hồi sinh, phát triển. Đứng bên ngôi nhà cấp 4 kiên cố, bà Vàng Lở Mẩy, thôn Van Hồ (trước là thôn Sùng Hoảng) vui vẻ cho biết: Nhờ sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, các tổ chức, cá nhân hảo tâm và một phần vốn tự có, gia đình tôi đã xây được ngôi nhà. Về đây, tuy xa nơi ở cũ, nhưng chúng tôi yên tâm lắm, không còn nơm nớp lo sợ mỗi khi trời làm mưa nữa.

“Cây đại thụ” trên đỉnh Kềm Chùn Bông ảnh 3

Không chỉ có bà Vàng Lở Mẩy, đi khắp bản nhỏ, tôi luôn bắt gặp những nụ cười tươi. Trong câu chuyện về thôn, về thời gian khó và ngay cả bây giờ khi cuộc sống đã ổn định, người dân đều nhắc đến Bí thư Chi bộ Chảo Kiếu Mẩy và các đảng viên ngày ấy luôn miệt mài, cố gắng để đất lũ được hồi sinh.

Vận động bà con trồng cây “thoát nghèo”, cây “làm giàu”

Sinh ra trong một gia đình người Dao đỏ nghèo ở xã Phìn Ngan, tuổi thơ của bà Chảo Kiếu Mẩy là những năm tháng gian khó, bữa no, bữa đói. Thôn, bản xa trường học, lại thêm kinh tế khó khăn, nên ngày ấy Chảo Kiếu Mẩy cùng các bạn hơn 10 tuổi mới bắt đầu học lớp 1. Cả thôn cũng chỉ vài người học hết bậc tiểu học, Chảo Kiếu Mẩy là một trong số ấy. Năm 2001, bà được kết nạp vào Đảng, trở thành nữ đảng viên người Dao đầu tiên của xã Phìn Ngan. Được học tập, nên bà Mẩy hiểu rằng, muốn thay đổi cuộc sống phải thay đổi cách nghĩ, cách làm trong đồng bào. Vì vậy, sau này, khi làm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phìn Ngan, Bí thư Chi bộ thôn Sùng Hoảng và bây giờ là người có uy tín của cộng đồng, bà Mẩy luôn tiên phong trong thực hiện và vận động bà con chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, xóa bỏ hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư...

Trước đây, người dân Sùng Hoảng vẫn vui gọi sa nhân tím là cây “thoát nghèo”, bởi bao năm qua, nhiều giống cây mới được đưa về trồng tại thôn, nhưng đều không có hiệu quả. Chỉ đến khi sa nhân tím được một số hộ dân trồng thử nghiệm vào những năm 2002, 2003 mới mở hướng đi mới cho vùng đất khó. Qua thời gian trồng, cây phát triển tốt, cho giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng các loại cây khác. Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu đã “xuôi chèo mát mái”, bởi chỉ có vài hộ trồng nhỏ lẻ với số lượng ít, chưa thành vùng, nên giá bán những năm đầu không cao, thường bị tư thương ép giá. Suy nghĩ làm thế nào tạo vùng sản xuất có sản lượng lớn để tăng giá thành sản phẩm, bà Mẩy cùng với các ban, ngành, đoàn thể của thôn vận động bà con trồng phủ sa nhân ở dưới những tán rừng trồng. Bà Mẩy còn tặng giống cây cho những hộ gia đình khó khăn. Từ nguồn bán quả sa nhân, các gia đình ở Sùng Hoảng có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm. Nhiều gia đình thoát nghèo. Nếu năm 2010, cả thôn có 28/52 hộ nghèo, thì đến năm 2016 trước khi chuyển 34 hộ về khu tái định cư chỉ còn 14/63 hộ nghèo và cận nghèo.

“Cây đại thụ” trên đỉnh Kềm Chùn Bông ảnh 4

Mặc dù có điều kiện thuận lợi để mở rộng diện tích cây sa nhân tím, nhưng khi được các ngành chức năng tuyên truyền về việc trồng nhiều loại cây này sẽ gây hại đến rừng tự nhiên, 5 năm nay, dưới sự hướng dẫn của Bí thư Chi bộ Chảo Kiếu Mẩy, người dân Van Hồ (trước là Sùng Hoảng) lại chuyển hướng sang trồng cây quế. Với người Van Hồ, đây chính là cây làm giàu của họ, diện tích trồng thử nghiệm 5 năm trước đã được thu hoạch từ tỉa cành, lá. Nguồn thu chưa lớn, nhưng so với trồng các loại cây khác, đặc biệt là sa nhân thì cây quế hiệu quả kinh tế cao hơn và bền vững hơn. Đặc biệt, với nhu cầu thị trường rộng lớn như hiện nay thì việc mở rộng diện tích loại cây này là rất khả quan. Bà Mẩy bảo: Quế là cây đa lợi, đa dụng, đa mục đích, không chỉ giúp người dân phát triển kinh tế, mà còn tạo thành rừng gỗ, bảo vệ môi trường. Đã từng trải qua các thảm họa thiên tai, người dân Van Hồ rất coi trọng vấn đề này.

Không chỉ đồng hành với bà con trên con đường phát triển kinh tế, Bí thư Chi bộ Chảo Kiếu Mẩy còn tuyên truyền, vận động người dân xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan. Về Van Hồ (Sùng Hoảng) hôm nay, 100% trẻ em đã đến trường đúng độ tuổi, nhiều em được học hết các bậc học phổ thông và theo học tại các trường chuyên nghiệp; 10 năm trở lại đây, thôn không có hộ nào sinh con thứ 3.

“Cây đại thụ” trên đỉnh Kềm Chùn Bông ảnh 5

Ông Tẩn Láo Tả, Bí thư Đảng ủy xã Phìn Ngan cho biết: Chảo Kiếu Mẩy là 1 trong số ít nữ bí thư chi bộ thôn của xã, nhưng rất mạnh dạn trong công tác, luôn đề xuất những nội dung, công việc có lợi cho dân, xứng đáng là điểm tựa của người dân Sùng Hoảng trước đây và Van Hồ những năm sau này.

Từ tháng 8 đến nay, để phát huy vai trò của lớp trẻ, bà Mẩy báo cáo tổ chức xin thôi không làm bí thư chi bộ. Nhưng với vai trò là đảng viên lão thành của chi bộ, cộng với uy tín bao năm qua, bà Mẩy được cộng đồng người Dao đỏ bầu là người có uy tín. Với vai trò mới, bà Mẩy lại miệt mài trên con đường làm cho cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng tốt đẹp hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên trong ánh ban mai.

Kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Bảo Yên (22/4/1947 - 22/4/2024) Bảo Yên: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện

Để hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong năm 2024 tăng tốc, Đảng bộ huyện Bảo Yên đã xác định vận dụng sáng tạo 5 phương thức lãnh đạo của Đảng vào thực tiễn.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Chiều 17/4, tại trụ sở Tỉnh ủy, dưới sự chủ trì của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên về kết quả triển khai Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Si Ma Cai chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Si Ma Cai chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là những hạt nhân trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời là cầu nối giữa cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân. Huyện Si Ma Cai luôn quan tâm xây dựng đội ngũ này đủ về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng.

Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị đưa ra nhiều luận thuyết, quan điểm khác nhau tiến công Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì vậy, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ, giữ vững bản chất khoa học, cách mạng lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình hiện nay có ý nghĩa cấp thiết.

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

fb yt zl tw