Xây dựng thương hiệu cho quế Bảo Yên

LCĐT - Quế là cây trồng chủ lực của huyện Bảo Yên với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, việc canh tác chưa bắt kịp tiêu chuẩn quốc tế, ít nhà máy chế biến sâu, chưa xây dựng được thương hiệu riêng khiến lợi ích kinh tế mà loại cây trồng này mang lại vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Xây dựng thương hiệu cho quế Bảo Yên ảnh 1

Quế hiện là cây trồng chủ lực của kinh tế lâm nghiệp ở huyện Bảo Yên.

Mỗi năm, huyện Bảo Yên trồng mới và trồng thay thế vào diện tích quế đã khai thác 1.000 - 1.200 ha. Đến nay, cây quế được trồng tại 17/17 xã, thị trấn của huyện với hơn 23.500 ha, chiếm 1/2 diện tích quế toàn tỉnh. Hằng năm, địa phương xuất ra thị trường khoảng 156.000 tấn cành - lá, gần 78.000 tấn vỏ tươi và sản lượng gỗ đạt gần 70.000 m3, doanh thu hơn 1.200 tỷ đồng.

Cây quế đang mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn. Tuy vậy, tiềm năng để nâng cao hơn nữa giá trị từ quế còn khá lớn, bởi hiện nay sản phẩm vỏ quế toàn huyện mới đang bán dạng thô, gỗ quế cũng chưa có sản phẩm sau chế biến, chưng cất tinh dầu hiện chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, các sản phẩm chế biến tinh từ cây quế rất ít. Bên cạnh đó, nhiều hộ trồng quế không tuân thủ quy trình, kỹ thuật (trồng mật độ dày, khai thác cành - lá sớm) làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. Trên địa bàn huyện chưa có diện tích quế được chứng nhận hữu cơ hoặc tiêu chuẩn nông nghiệp tốt khác, nên chưa xây dựng được thương hiệu riêng.

Để nâng cao giá trị của cây quế, huyện Bảo Yên xác định thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó phát triển trồng quế hữu cơ, thu hút đầu tư, quảng bá hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường. Ngành nông nghiệp huyện phối hợp với các đơn vị tổ chức tập huấn cho người dân, từng bước thay đổi nhận thức trong sản xuất. Ông Nguyễn Văn Phương, bản Vắc, xã Xuân Hòa hiện có 3 ha quế nằm trong vùng quy hoạch dự kiến phát triển diện tích quế hữu cơ đầu tiên cho biết: Nghe cán bộ kiểm lâm tuyên truyền về sản xuất hữu cơ, tôi rất muốn tham gia, vì không chỉ nâng giá trị cây quế mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe do trong sản xuất, hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu độc hại.

Xây dựng thương hiệu cho quế Bảo Yên ảnh 2

Để phát triển vùng quế chất lượng, huyện Bảo Yên luôn chú trọng khâu sản xuất giống đủ tiêu chuẩn. 

Xã Xuân Hòa có 21 thôn, tất cả các hộ đều trồng quế, với khoảng 2.500 ha, chiếm 70% diện tích cây trồng trên địa bàn xã. Tuy vậy, trên địa bàn xã chưa có cơ sở chế biến, mặc dù 2 xã liền kề có tới 2 nhà máy thu mua lá quế chế biến tinh dầu. Ông Hoàng Văn Nhâm, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa cho biết: Chúng tôi đăng ký sẽ có 500 ha được cấp chứng chỉ quế hữu cơ vào năm 2025. Sản xuất quế hữu cơ sẽ nâng giá trị cây quế lên khoảng 30% so với thông thường và thị trường tiêu thụ ổn định (xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ), người dân hào hứng. Tuy nhiên, hơn 80% hộ của xã là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ hạn chế, không phải hộ nào cũng biết cách áp dụng phương thức canh tác mới, tiếp cận với khoa học. Thời gian tới, chính quyền xã tiếp tục vận động, tuyên truyền để bà con thay đổi tập quán canh tác. Hiện Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xuất - nhập khẩu Việt Bắc đã liên kết với hàng trăm hộ trong xã thực hiện quy trình sản xuất quế hữu cơ.

Theo ông Nguyễn Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên, cây quế đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương, nhưng để phát triển bền vững, huyện mong xây dựng được thương hiệu quế hữu cơ Bảo Yên. Với 23.500 ha quế hiện có, huyện đã mời các doanh nghiệp vào nghiên cứu, thực hiện quy trình quế hữu cơ, định hướng từ nay đến 2025 xây dựng 5.000 ha quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Bảo Yên đang quy hoạch phát triển cho cây quế, tránh việc người dân phát triển ồ ạt không đúng quy hoạch, xâm lấn vào diện tích rừng khác. Cũng từ các chính sách hỗ trợ của huyện, một số doanh nghiệp đã tìm đến đầu tư lâu dài với mục tiêu chế biến sâu các sản phẩm từ quế.

Huyện Bảo Yên đã có 3 nhà máy chế biến tinh dầu quế quy mô lớn và nhiều cơ sở sơ chế vỏ quế, sản xuất tinh dầu quy mô nhỏ, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Để phát triển cây quế bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao, Bảo Yên đã và đang có những cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp, công ty đủ mạnh đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sâu sản phẩm tinh dầu quế, quế sáo, bột quế, sản xuất chế biến dược liệu, mỹ phẩm từ quế, viên nén mùn cưa quế…

Mới đây, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sâu tinh dầu từ quế của Công ty TNHH một thành viên Triều Dương đặt tại thị trấn Phố Ràng, dự kiến hoạt động từ năm 2023. Nhà máy có tổng kinh phí đầu tư 60 tỷ đồng, với dây chuyền chế biến sâu tinh dầu quế hiện đại. Cũng trong năm 2022, Công ty Cổ phần Hagimex, chuyên chế biến sâu các sản phẩm gia vị đã lên phương án đầu tư nhà máy tại Bảo Yên. Tin rằng với chiến lược dài hạn và sự đầu tư bài bản, giá trị của quế Bảo Yên sẽ ngày càng được nâng cao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Diễn biến bất lợi, khó lường của tình hình địa chính trị thế giới cùng với áp lực gia tăng tỷ giá, lạm phát trong nước và thực trạng khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp là những yếu tố đang gây sức ép lớn cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế-xã hội những quý còn lại của năm 2024.

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Theo thông tin từ Cục Hải Quan Lào Cai, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 308,5 triệu USD (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu đạt 159,6 triệu USD (tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương xuyên suốt trong công tác bảo đảm cung ứng điện giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 là yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Chiều 23/4, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai tổ chức giao ban với các tổ chức - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai để đánh giá hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024.

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

fb yt zl tw