Xây dựng thương hiệu cho quế Bảo Yên

LCĐT - Quế là cây trồng chủ lực của huyện Bảo Yên với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, việc canh tác chưa bắt kịp tiêu chuẩn quốc tế, ít nhà máy chế biến sâu, chưa xây dựng được thương hiệu riêng khiến lợi ích kinh tế mà loại cây trồng này mang lại vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Xây dựng thương hiệu cho quế Bảo Yên ảnh 1

Quế hiện là cây trồng chủ lực của kinh tế lâm nghiệp ở huyện Bảo Yên.

Mỗi năm, huyện Bảo Yên trồng mới và trồng thay thế vào diện tích quế đã khai thác 1.000 - 1.200 ha. Đến nay, cây quế được trồng tại 17/17 xã, thị trấn của huyện với hơn 23.500 ha, chiếm 1/2 diện tích quế toàn tỉnh. Hằng năm, địa phương xuất ra thị trường khoảng 156.000 tấn cành - lá, gần 78.000 tấn vỏ tươi và sản lượng gỗ đạt gần 70.000 m3, doanh thu hơn 1.200 tỷ đồng.

Cây quế đang mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn. Tuy vậy, tiềm năng để nâng cao hơn nữa giá trị từ quế còn khá lớn, bởi hiện nay sản phẩm vỏ quế toàn huyện mới đang bán dạng thô, gỗ quế cũng chưa có sản phẩm sau chế biến, chưng cất tinh dầu hiện chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, các sản phẩm chế biến tinh từ cây quế rất ít. Bên cạnh đó, nhiều hộ trồng quế không tuân thủ quy trình, kỹ thuật (trồng mật độ dày, khai thác cành - lá sớm) làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. Trên địa bàn huyện chưa có diện tích quế được chứng nhận hữu cơ hoặc tiêu chuẩn nông nghiệp tốt khác, nên chưa xây dựng được thương hiệu riêng.

Để nâng cao giá trị của cây quế, huyện Bảo Yên xác định thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó phát triển trồng quế hữu cơ, thu hút đầu tư, quảng bá hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường. Ngành nông nghiệp huyện phối hợp với các đơn vị tổ chức tập huấn cho người dân, từng bước thay đổi nhận thức trong sản xuất. Ông Nguyễn Văn Phương, bản Vắc, xã Xuân Hòa hiện có 3 ha quế nằm trong vùng quy hoạch dự kiến phát triển diện tích quế hữu cơ đầu tiên cho biết: Nghe cán bộ kiểm lâm tuyên truyền về sản xuất hữu cơ, tôi rất muốn tham gia, vì không chỉ nâng giá trị cây quế mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe do trong sản xuất, hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu độc hại.

Xây dựng thương hiệu cho quế Bảo Yên ảnh 2

Để phát triển vùng quế chất lượng, huyện Bảo Yên luôn chú trọng khâu sản xuất giống đủ tiêu chuẩn. 

Xã Xuân Hòa có 21 thôn, tất cả các hộ đều trồng quế, với khoảng 2.500 ha, chiếm 70% diện tích cây trồng trên địa bàn xã. Tuy vậy, trên địa bàn xã chưa có cơ sở chế biến, mặc dù 2 xã liền kề có tới 2 nhà máy thu mua lá quế chế biến tinh dầu. Ông Hoàng Văn Nhâm, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa cho biết: Chúng tôi đăng ký sẽ có 500 ha được cấp chứng chỉ quế hữu cơ vào năm 2025. Sản xuất quế hữu cơ sẽ nâng giá trị cây quế lên khoảng 30% so với thông thường và thị trường tiêu thụ ổn định (xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ), người dân hào hứng. Tuy nhiên, hơn 80% hộ của xã là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ hạn chế, không phải hộ nào cũng biết cách áp dụng phương thức canh tác mới, tiếp cận với khoa học. Thời gian tới, chính quyền xã tiếp tục vận động, tuyên truyền để bà con thay đổi tập quán canh tác. Hiện Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xuất - nhập khẩu Việt Bắc đã liên kết với hàng trăm hộ trong xã thực hiện quy trình sản xuất quế hữu cơ.

Theo ông Nguyễn Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên, cây quế đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương, nhưng để phát triển bền vững, huyện mong xây dựng được thương hiệu quế hữu cơ Bảo Yên. Với 23.500 ha quế hiện có, huyện đã mời các doanh nghiệp vào nghiên cứu, thực hiện quy trình quế hữu cơ, định hướng từ nay đến 2025 xây dựng 5.000 ha quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Bảo Yên đang quy hoạch phát triển cho cây quế, tránh việc người dân phát triển ồ ạt không đúng quy hoạch, xâm lấn vào diện tích rừng khác. Cũng từ các chính sách hỗ trợ của huyện, một số doanh nghiệp đã tìm đến đầu tư lâu dài với mục tiêu chế biến sâu các sản phẩm từ quế.

Huyện Bảo Yên đã có 3 nhà máy chế biến tinh dầu quế quy mô lớn và nhiều cơ sở sơ chế vỏ quế, sản xuất tinh dầu quy mô nhỏ, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Để phát triển cây quế bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao, Bảo Yên đã và đang có những cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp, công ty đủ mạnh đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sâu sản phẩm tinh dầu quế, quế sáo, bột quế, sản xuất chế biến dược liệu, mỹ phẩm từ quế, viên nén mùn cưa quế…

Mới đây, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sâu tinh dầu từ quế của Công ty TNHH một thành viên Triều Dương đặt tại thị trấn Phố Ràng, dự kiến hoạt động từ năm 2023. Nhà máy có tổng kinh phí đầu tư 60 tỷ đồng, với dây chuyền chế biến sâu tinh dầu quế hiện đại. Cũng trong năm 2022, Công ty Cổ phần Hagimex, chuyên chế biến sâu các sản phẩm gia vị đã lên phương án đầu tư nhà máy tại Bảo Yên. Tin rằng với chiến lược dài hạn và sự đầu tư bài bản, giá trị của quế Bảo Yên sẽ ngày càng được nâng cao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Thực hiện phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai kế hoạch tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”.

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch 239/KH-BCĐ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các xã phấn đấu hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

fb yt zl tw