Chuyện về thủy điện trăm tuổi ở Sa Pa

LCĐT - Nhiều du khách đã đến tham quan khu du lịch Cát Cát (Sa Pa), nhưng ít ai biết ở đây đang tồn tại dấu tích một trong những thủy điện cổ nhất Việt Nam - thủy điện Cát Cát. Theo các tài liệu còn lưu giữ thì thủy điện Cát Cát và thủy điện Ankroet (xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) là 2 thủy điện được người Pháp xây dựng đầu tiên ở Đông Dương.

Thủy điện Cát Cát nằm ven suối Hoa, thuộc địa phận thôn Cát Cát, xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa. Sau gần 100 năm kể từ thời điểm bắt đầu khởi công xây dựng, đến nay, thủy điện Cát Cát không còn phát điện, tuy nhiên vẫn được bảo vệ, lưu giữ để bảo tồn những giá trị về lịch sử và phục vụ du lịch khám phá.

Một số bộ phận trong hệ thống tua bin - máy phát điệncủa thủy điện Cát Cát.
Một số bộ phận trong hệ thống tua bin - máy phát điệncủa thủy điện Cát Cát.

Thủy điện Cát Cát được người Pháp xây dựng vào đầu năm 1925. Do thời điểm này, đường vận chuyển vật liệu, thiết bị từ ga đường sắt Lào Cai lên địa điểm xây dựng rất khó khăn, do chủ yếu dựa vào sức người và công cụ kỹ thuật hỗ trợ thô sơ nên thủy điện này thi công trong nhiều năm mới hoàn thành.

Theo những người cao tuổi ở Cát Cát, khi họ lớn lên đã được nghe cha ông mình kể lại, thời điểm đó nhiều trai tráng trong bản và cả vùng Sa Pa bị người Pháp cùng thổ ty ở địa phương bắt đi phu để vận chuyển vật liệu phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện Cát Cát. Cát Cát địa thế cách biệt, địa hình hiểm trở nên việc xây dựng công trình thủy điện hết sức kỳ công. Riêng phần xây dựng đều do người Pháp và những thợ giỏi ở dưới xuôi lên đảm nhiệm, người địa phương chỉ thêm nhiệm vụ phu hồ.

Được biết, vật liệu như xi măng, sắt thép được chuyển từ Pháp sang bằng tàu biển đến cảng Hải Phòng, rồi chuyển bằng tàu hỏa lên Lào Cai; cát xây dựng được lấy từ suối Ngòi Đum (Cốc San).

Các cột điện vẫn được bảo vệ gần như nguyên vẹn trong gần 100 năm qua.
Các cột điện vẫn được bảo vệ gần như nguyên vẹn trong gần 100 năm qua.

Sau đó, tất cả được phu vác vai hoặc vận chuyển bằng ngựa vượt đèo núi cheo leo mang lên tận Cát Cát. Gian khổ nhất là việc vận chuyển xi măng, cát sỏi xây dựng đập ngăn nước được đặt trên thượng nguồn suối Hoa nằm ở lưng chừng núi Hoàng Liên.

Dù là sản phẩm của người Pháp xây dựng, nhưng khi nói về thủy điện Cát Cát, người dân địa phương vẫn rất vui vì ở bản nhỏ vùng cao lại có thủy điện đầu tiên được xây dựng tại Đông Dương với phần đóng góp công sức không nhỏ của cha ông họ.

Theo những tư liệu lịch sử còn lưu giữ, công trình thủy điện Cát Cát có công suất thiết kế ban đầu là 50 kW/h, chủ yếu cung cấp điện cho hệ thống máy điện tín và phục vụ sinh hoạt cho sĩ quan và binh lính Pháp tại Sa Pa. Đến năm 1953, trong phong trào tiễu phỉ kháng chiến, để tránh bị phá hoại, chính quyền địa phương quyết định chuyển hệ thống máy phát điện của thủy điện Cát Cát về Yên Bái để bảo quản nên công trình ngừng hoạt động. Đến năm 1960, khi người Ba Lan xây dựng Trạm Vật lý địa cầu tại huyện Sa Pa đã nghiên cứu hỗ trợ sửa chữa, khôi phục nhà máy thủy điện Cát Cát. Các chuyên gia Ba Lan đã thiết kế và đặt làm một tuabin máy phát mới bên nước sở tại nâng công suất thủy điện Cát Cát lên 100 kW/h cung cấp đủ điện cho Trạm Vật lý địa cầu và một số cơ quan đầu não của huyện Sa Pa (thời đó).

Thủy điện Cát Cát tiếp tục hoạt động đến năm 1979 thì được nâng cấp tuabin để phục vụ thêm 2 khu dân cư trung tâm của thị trấn Sa Pa… Đến năm 1993, khi hệ thống điện lưới quốc gia phủ đến Sa Pa, thủy điện Cát Cát chính thức dừng phát điện, chấm dứt vai trò lịch sử sau quãng thời gian gần một thế kỷ hoạt động bền bỉ.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Du lịch Cát Cát, người từng bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu lịch sử quá trình xây dựng, cũng như sưu tầm các thiết bị của thủy điện Cát Cát bị thất lạc, cho biết: Trải qua hàng trăm năm với bao biến động của thời tiết và tác động của con người, thủy điện Cát Cát không còn nguyên vẹn, nhưng từ năm 2007, sau khi đơn vị chúng tôi tiếp nhận quản lý khu du lịch Cát Cát thì đây là một trong những tài sản quý được bảo tồn, tôn tạo, gìn giữ.

Dù đã trải qua gần 100 năm, nhưng những dấu tích về khu đập ngăn nước trên suối Hoa; mương dẫn, khu bể điều áp, ống thép dẫn nước về tuabin, nhà vận hành vẫn đang được giữ gìn khá nguyên vẹn. Đặc biệt là những cây cột điện bằng thép vẫn thách thức thời gian, đứng vững giữa núi rừng Hoàng Liên trùng điệp, giúp du khách khi đến đây có cảm nhận như được trở về một thời lịch sử của mảnh đất Sa Pa cổ kính và đa sắc màu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết sẽ tạm dừng đón khách tham quan tại cụm di tích Nà Nưa, thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào kể từ ngày 7/7 để thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào đến khi có thông báo mới.

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Trong nhịp sống hối hả, những chuyến du lịch không chỉ dừng lại ở việc khám phá cảnh đẹp hay tận hưởng tiện nghi mà còn mang theo giá trị nhân văn sâu sắc. Một trong những hình thức đặc biệt ấy là du lịch tình nguyện - nơi từng bước chân lữ khách in dấu yêu thương, mỗi trải nghiệm gắn liền với sự sẻ chia và lan tỏa những điều tốt đẹp cho cộng đồng.

Hỗ trợ trồng hơn 35 nghìn cây hoa phát triển du lịch sinh thái

Hỗ trợ trồng hơn 35 nghìn cây hoa phát triển du lịch sinh thái

Vừa qua, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đã phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai chương trình hỗ trợ cây giống hoa và tổ chức trồng hoa tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô và xã Lùng Phình (trước đây là xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà).

Du khách Việt Nam đến Nhật Bản cao kỷ lục

Du khách Việt Nam đến Nhật Bản cao kỷ lục

Số lượng du khách Việt Nam đến Nhật Bản trong năm 2024 đạt 621.173 lượt. Đây là năm thứ hai liên tiếp lượng khách từ Việt Nam tới Nhật Bản đạt kỷ lục trong lịch sử, đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong du lịch hai nước.

fb yt zl tw