Du lịch Lào Cai - những giá trị đọng lại

LCĐT - Năm 2020 và 2021 là 2 năm dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành “công nghiệp không khói” của Lào Cai vốn đang phát triển mạnh. Năm 2020, hoạt động du lịch liên tục phải tạm dừng khiến doanh nghiệp du lịch lao đao. Hết năm, lượng khách du lịch đến Lào Cai chỉ đạt 2,2 triệu lượt, bằng 43,1% so với năm 2019.

Sang năm 2021, những làn sóng Covid-19 liên tiếp xảy ra khiến hoạt động du lịch gần như tê liệt trong suốt mùa hè và mùa thu. Đối mặt với khó khăn, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải cắt giảm tối đa nhân sự, thanh lý một phần tài sản để cơ cấu lại mô hình kinh doanh. Thậm chí, nhiều khách sạn, nhà hàng phải rao bán để cắt lỗ và cơ cấu lại khoản nợ, phần lớn lao động trực tiếp và gián tiếp phải nghỉ việc, tìm việc làm mới. Hoạt động du lịch cũng theo đó giảm đến mức “chạm đáy”. Phải đến cuối năm 2021, khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, chủ trương phòng, chống dịch thay đổi, du lịch Lào Cai mới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi và dần khởi sắc. Năm 2021, lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt 1,4 triệu lượt, hoàn toàn là khách nội địa.

Trong khó khăn, ngành du lịch Lào Cai không thể đứng yên nhìn “khối tài sản” phong phú, giàu tiềm năng “phơi nắng, phơi sương” mà đã sớm nắm bắt xu hướng du lịch an toàn, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe… để thiết kế các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của du khách. Các cơ sở cũng chủ động chuyển đổi mô hình kinh doanh phù hợp với thói quen du lịch của khách nội địa khi không có khách quốc tế.

Bản sắc văn hóa dân tộc là nền tảng cốt lõi của du lịch Lào Cai.
Bản sắc văn hóa dân tộc là nền tảng cốt lõi của du lịch Lào Cai.

Đánh giá về giá trị của ngành du lịch Lào Cai sau 2 năm vượt khó, ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch khẳng định: Thành công của du lịch Lào Cai trong thời gian qua là chưa bao giờ ngành du lịch phải đưa ra thông báo đóng cửa. Cùng với đó, nhiều hoạt động, sự kiện được tổ chức thành công, an toàn, hiệu quả. Chúng tôi tiếp tục giữ vững thương hiệu “Lào Cai - điểm đến an toàn” và hoạt động du lịch đang phục hồi tích cực, thích nghi với tình hình mới.

Cùng quan điểm với Giám đốc Sở Du lịch Lào Cai, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Trung Lương, chuyên gia quy hoạch du lịch đánh giá: Ở giai đoạn 2016 - 2019, du lịch Lào Cai có những bước phát triển nhanh, mạnh, trở thành “đầu tàu” của khu vực Tây Bắc nói riêng và Trung du, miền núi phía Bắc nói chung. Lào Cai không thể đứng ngoài tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhưng tỉnh đã có giải pháp kịp thời, linh hoạt, bắt kịp sự thay đổi của các xu hướng du lịch, đặc biệt là xu hướng du lịch an toàn. Vì vậy, Lào Cai vẫn là địa phương đón được lượng khách nội địa khá đông trong bối cảnh hoạt động du lịch nhiều địa phương “chạm đáy”.

Vượt qua giai đoạn khó khăn, du lịch Lào Cai có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ trong những tháng đầu năm 2022. Đặc biệt, sau khi Chính phủ cho phép mở cửa hoàn toàn, Lào Cai đã đón những vị khách quốc tế đầu tiên. Quý I/2022, các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón 589.315 lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch ước đạt gần 2.100 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù lượng khách mới đạt khoảng 14,7% so với kế hoạch năm nhưng đây là tín hiệu cho thấy ngành “công nghiệp không khói” đang phục hồi.

Lượng khách du lịch tăng nhanh trở lại, tỉnh Lào Cai tiếp tục đổi mới tư duy, tầm nhìn, định hướng phát triển du lịch cho giai đoạn tiếp theo. Bám sát mục tiêu đưa phát triển du lịch trở thành lĩnh vực đột phá, mang tính chiến lược của giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh thành lập Sở Du lịch để gia tăng sức mạnh cho ngành kinh tế này, cũng như nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.

“Nhìn từ tác động của đại dịch Covid-19 và những thành quả đạt được, ngành du lịch Lào Cai tiếp tục kiên định quan điểm phát triển du lịch an toàn, giàu bản sắc và bền vững, khẳng định thương hiệu Lào Cai là “điểm đến thiên nhiên, an toàn, hấp dẫn và khác biệt” - ông Hà Văn Thắng nói.

Ngành du lịch tập trung xây dựng “điểm đến thiên nhiên, an toàn, hấp dẫn và khác biệt.”
Ngành du lịch tập trung xây dựng “điểm đến thiên nhiên, an toàn, hấp dẫn và khác biệt.”

Ngành du lịch Lào Cai đang ưu tiên rà soát tài nguyên về du lịch, xây dựng khung chiến lược phát triển du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và năm 2050, đề xuất các giải pháp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ ngắn hạn và dài hạn. Đối với mục tiêu đưa du lịch trở thành lĩnh vực đột phá vào năm 2025, ngành du lịch tập trung vào việc nâng cao chất lượng, kiện toàn các sản phẩm du lịch hiện có; giải ngân các chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển du lịch; triển khai các tiểu dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy liên kết vùng, hợp tác với các hãng lữ hành lớn để thu hút du khách tới Lào Cai; tập trung kích cầu, phục hồi du lịch giai đoạn hậu Covid-19; đẩy mạnh đào tạo, tập huấn để bù đắp lượng lao động du lịch thiếu hụt…

Vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn, bám sát định hướng, tầm nhìn chiến lược, nắm bắt cơ hội phục hồi, ngành du lịch Lào Cai được kỳ vọng tăng trưởng nhanh, sớm hoàn thành mục tiêu đưa du lịch trở thành lĩnh vực đột phá trong giai đoạn 2020 - 2025, góp phần giúp tỉnh phát triển nhanh, mạnh, vững chắc, tiếp tục là tỉnh phát triển tốp đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tạo tiền đề đưa Lào Cai trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030 và trở thành tỉnh phát triển của cả nước vào năm 2045.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sống động không gian trưng bày chuyên đề "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" tại Long An

Sống động không gian trưng bày chuyên đề "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" tại Long An

Trong chuyến công tác tại Long An, phóng viên Báo Lào Cai đã tham quan, nghe thuyết minh và tham quan hình ảnh phục dựng cuộc chiến tranh Nhân dân trên mảnh đất Long An tại Công viên tượng đài "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc". Không gian trưng bày gồm 8 chuyên đề được thể hiện bằng 3D, âm thanh sinh động nhằm tái hiện một phần hoàn cảnh sống và chiến đấu của cán bộ, Nhân dân và lực lượng vũ trang Long An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Sa Pa xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện

Sa Pa xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện

Để mang đến cho du khách sự hài lòng và những trải nghiệm khó quên, những năm gần đây, chính quyền thị xã Sa Pa đã xây dựng hình ảnh du lịch văn minh và thân thiện bằng cách tạo dựng thói quen tốt, cách làm hay như: tuyên truyền vận động không bán hàng, đeo bám khách du lịch; thực hiện các phong trào bảo vệ môi trường, giúp địa phương xây dựng hình ảnh du lịch xanh tới du khách.

Đề xuất điều chỉnh Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

Đề xuất điều chỉnh Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

Sáng 19/4, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức cuộc họp xem xét, đề nghị việc điều chỉnh Nghị quyết số 06/2021/NQ - HĐND ngày 9/4/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025.

Một lần đến Tây Ninh

Một lần đến Tây Ninh

Chúng tôi đặt chân đến Tây Ninh - vùng đất miền Đông Nam Bộ trong một ngày đầy nắng. Từ sân bay, xe đón chúng tôi đi thẳng tới Tây Ninh, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km. Cái nắng hơn 300C khác hẳn với khí hậu se lạnh chỉ hơn 200C của Tây Bắc những ngày cuối tháng 3 khiến chúng tôi chưa kịp thích ứng, có chút ngỡ ngàng.

Xôi miền sơn cước

Xôi miền sơn cước

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó, có nghệ thuật ẩm thực.

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Để nâng cao khả năng phục vụ du khách và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế đáp ứng những đòi hỏi mới của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, vấn đề chuyên nghiệp hóa trình độ, kỹ năng đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

fb yt zl tw