Người đưa hương quế bay xa

LCĐT - Sinh ra ở “thủ phủ” quế xã Nậm Đét (huyện Bắc Hà), từ nhỏ, chàng thanh niên dân tộc Dao - Triệu Phúc Lý đã có tình yêu đặc biệt với cây quế. Tình yêu đó thôi thúc anh học hỏi kinh nghiệm chế biến sâu sản phẩm quế, đưa hương quế Nậm Đét bay xa.

Triệu Phúc Lý sinh ra trong gia đình có “truyền thống” trồng quế trên vùng đất Nậm Đét. Bà ngoại anh là cụ Triệu Mùi Pham, người đầu tiên đưa cây quế về địa phương trồng, anh được bà ngoại truyền dạy kinh nghiệm canh tác cây quế. Anh luôn tự hỏi tại sao không xây dựng cơ sở chế biến quế tại địa phương?

Người đưa hương quế bay xa ảnh 1
Những tấm bằng khen, giấy khen là phần thưởng xứng đáng cho đóng góp của anh Lý với cộng đồng.

Năm 2012, chàng thanh niên Triệu Phúc Lý xin gia đình bán nửa đồi quế là “của để dành” làm “lộ phí”. Anh lặn lội đến những địa phương trồng, chế biến quế lâu đời như Yên Bái, Hưng Yên, rồi vào tận Quảng Nam học kinh nghiệm. Rồi anh xin vào làm công nhân tại một vài công ty xuất khẩu quế để nắm kỹ thuật và quy trình sản xuất. Những kinh nghiệm học được, anh ghi chép cẩn thận. Qua những chuyến đi, anh rút ra một điều quan trọng, nếu được chế biến càng sâu thì giá trị của quế càng cao và đầu ra sẽ ổn định.

Năm 2014, anh trở về quê hương, vận động được 11 thành viên, chủ yếu là anh em, họ hàng tham gia góp vốn thành lập Hợp tác xã Nông - lâm nghiệp Chiến Thắng. Anh Lý cho biết: Khi bắt tay vào chế biến vỏ quế, tôi gặp phải sự cản trở của nhiều người, ngay cả các thành viên trong gia đình. Từ trước tới nay, vỏ quế sau khi bóc chỉ phơi khô là bán, bây giờ lại đem đi bào, rồi rạch ra thành quế ống điếu, ống sáo, mọi người sợ sẽ không bán được. Tôi đã giải thích cho mọi người hiểu rằng, mình phải sản xuất theo nhu cầu của khách hàng, càng đa dạng sản phẩm, càng chế biến sâu thì cơ hội tiếp cận khách hàng càng cao. Khi những lô sản phẩm đầu tiên xuất khẩu thành công và có giá bán cao gấp nhiều lần so với bán vỏ quế thô, mọi người mới hoàn toàn tin tưởng.

Được các thành viên trao trọn niềm tin, anh Triệu Phúc Lý vừa làm, vừa rút kinh nghiệm và học hỏi thêm để cho ra những sản phẩm chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Hiện nay, Hợp tác xã Nông - lâm nghiệp Chiến Thắng đang chế biến 3 loại vỏ quế cơ bản: Những sản phẩm vỏ quế đã được cạo vỏ, bào mỏng, sau khi phơi khô thì cuộn nhỏ lại như ống sáo được gọi là “ống sáo”; loại to, nặng và dày hơn gọi là “ống điếu” và loại còn lại gọi là “hàng chẻ”. Hợp tác xã còn sản xuất một số mặt hàng như bột quế, quế cậng, quế cắt tròn, quế chặt vuông, quế đẽo, quế chi…

Khi đã làm chủ được quy trình sản xuất, cho ra những sản phẩm chất lượng và đẹp mắt, anh Triệu Phúc Lý đem hàng đi trưng bày, giới thiệu tại các hội chợ. Anh tìm đến các công ty có nhu cầu về mặt hàng quế chào bán, rồi mời họ đến thăm cơ sở sản xuất và vùng nguyên liệu quê mình. Quế Nậm Đét được bạn hàng đánh giá là có hương thơm, vị đậm, các chỉ tiêu về chất lượng tinh dầu cao. Với quy trình sản xuất bài bản, các sản phẩm làm ra được bạn hàng đón nhận, đơn vị xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ và Ấn Độ. Trung bình mỗi năm, Hợp tác xã Nông - lâm nghiệp Chiến Thắng xuất bán khoảng 700 - 1.000 tấn sản phẩm, doanh thu trung bình 10 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động với thu nhập từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng/người/tháng.

Sau khi áp dụng thành công chế biến sâu sản phẩm vỏ quế tại hợp tác xã, anh Triệu Phúc Lý đã chủ động tuyên truyền đến những hộ khác trong xã làm theo. Anh còn mở lớp tập huấn miễn phí về sơ chế quế vỏ cho người dân trong xã. Mỗi học viên đến học chỉ cần mang sản phẩm đến thực hành, thay cho việc giảng lý thuyết, cách làm của anh là cầm tay chỉ việc, làm đến đâu chắc đến đó, cái gì chưa làm được phải hướng dẫn ngay bằng chính nguyên liệu của mỗi người. Vỏ quế khi được sơ chế, giá trị tăng hơn nhiều. Cụ thể, giá thu mua quế sau sơ chế thành hàng ống điếu là 60 nghìn đồng/kg, hàng ống sáo 73 nghìn đồng/kg, hàng thuốc lá 140 nghìn đồng/kg. Nếu bình thường, người dân chỉ bán được từ 38 nghìn đồng đến 40 nghìn đồng/kg vỏ quế khô.

Ông Đặng Xuân Phương, Chủ tịch UBND xã Nậm Đét cho biết: Triệu Phúc Lý là người tiên phong và có nhiều sáng kiến, áp dụng kỹ thuật trong sản xuất, chế biến sâu sản phẩm quế. Hiệu quả mà mô hình đem lại là hướng đi mới, phù hợp, giúp người trồng quế nâng cao thu nhập.

Những tấm bằng khen, giấy khen được treo trang trọng trong phòng khách của gia đình là sự ghi nhận cho những đóng góp của anh Lý cho cộng đồng, cho quê hương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Trước diễn biến số người tử vong do bệnh dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh dại trên cả nước đang tăng, các ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dại.

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Gần 3 năm qua, việc phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả. Năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo bình quân của 10 xã đạt 10,41%, vượt mục tiêu kế hoạch năm. Tuy nhiên, để các xã thực sự thoát khỏi vùng “lõi nghèo”, cần có thêm nhiều giải pháp nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm… giúp người dân tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh nhưng tỷ lệ giảm nghèo tại 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Nghị quyết số 20 ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vẫn đạt và vượt kế hoạch.

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với UBND xã Tả Van Chư (huyện Bắc Hà) tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, đốn tỉa tạo tán cho cây lê VH6 theo hướng công nghệ cao với sự tham gia của 30 hộ dân trồng lê ở thôn Lả Gì Thàng của xã.

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Nâng cao kiến thức pháp luật về Luật Lâm nghiệp cho người dân, từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Si Ma Cai đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp, các văn bản của Nhà nước về công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tới Nhân dân.

Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Si Ma Cai: Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm tăng tốc, quyết định đối với việc hoàn thành mục tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn huyện Si Ma Cai, giai đoạn 2021 - 2025. Ngay từ đầu năm, huyện đã phân tích những bất cập, hạn chế, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Sáng 18/3, tại Sa Pa, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Aide et Action (Pháp) tổ chức hội nghị tổng kết, chia sẻ kết quả vận hành Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp" hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp.

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Triển khai trồng rừng thay thế: Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Trồng rừng thay thế là chủ trương rất đúng nhằm trồng bù lại diện tích rừng bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu về môi trường, tỷ lệ che phủ của rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 (net zero).

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hội Báo toàn quốc 2024 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ ngày 15 - 17/3) không chỉ là nơi hội tụ của các đơn vị báo chí mà còn có sự góp mặt của 64 gian hàng sản phẩm đạt chuẩn OCOP đến từ 50 tỉnh, thành phố trên cả nước. Lào Cai đã trưng bày hơn 30 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều khách tham quan.

fb yt zl tw