Giữ uy tín cho nông sản Việt

Hiện nông sản của Việt Nam đã có mặt tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những vi phạm về an toàn thực phẩm, ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu của doanh nghiệp cũng như nông sản Việt Nam. Do vậy, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng các mặt hàng nông, lâm, thủy sản để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời bảo vệ uy tín cho doanh nghiệp sản xuất sạch, an toàn là hết sức cần thiết.

Thu hoạch dưa lưới tại Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Quyết Tiến (huyện Sóc Sơn). Ảnh: Nguyễn Quang
Thu hoạch dưa lưới tại Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Quyết Tiến (huyện Sóc Sơn). Ảnh: Nguyễn Quang

Xử lý nhiều vi phạm

Để kiểm soát chất lượng nông sản trên thị trường nội địa và xuất khẩu, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) và các tỉnh, thành phố đã đẩy mạnh việc kiểm tra, xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm theo quy định. Tháng 11-2021, lực lượng chức năng tỉnh Cà Mau phát hiện một xe hàng vận chuyển 54 thùng tôm sú nguyên liệu có chứa tạp chất agar (là một sản phẩm chiết xuất từ tảo đỏ) với tổng trọng lượng là 1.378kg để bán cho một số công ty trên địa bàn. Hay tại tỉnh Nghệ An, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý vụ việc hơn 650kg thịt sườn lợn không có xuất xứ, nguồn gốc, đã bốc mùi đang được đưa đi tiêu thụ… 

“Năm 2021, các cơ quan chức năng của ngành Nông nghiệp đã thanh tra, kiểm tra 38.408 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, xử phạt hành chính 3.758 cơ sở (tăng 7,1% so với năm 2020), với số tiền phạt 35,8 tỷ đồng (tăng 31,1 tỷ đồng). Các tỉnh, thành phố tổ chức lấy 33.359 mẫu nông sản để giám sát chất lượng an toàn thực phẩm, kết quả có 1.402 mẫu vi phạm, chiếm 4,2%. Cơ quan chức năng đã cảnh báo và triển khai các biện pháp xử lý theo quy định”, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nguyễn Như Tiệp cho biết.   

Ở góc độ địa phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn thông tin, năm 2021, cơ quan chức năng của ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, phát hiện 48 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản vi phạm các điều kiện về an toàn thực phẩm; tiêu hủy 724kg sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Nhận định tình hình, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, công tác giám sát, kiểm tra an toàn thực phẩm tại một số tỉnh, thành phố chưa kịp thời. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản chủ yếu nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, gây khó khăn trong công tác quản lý. Mặt khác, không ít cơ sở kinh doanh không nắm rõ các quy định hiện hành về lĩnh vực này...

Phải đồng bộ trong quản lý, giám sát

Kiểm tra, xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ uy tín thương hiệu nông sản Việt Nam, đặc biệt là trên thị trường quốc tế. Ở góc độ doanh nghiệp, Giám đốc Công ty thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội) Nguyễn Tiến Hưng đề xuất, các địa phương cần quy hoạch vùng sản xuất an toàn tập trung quy mô lớn nhằm chủ động nguồn nguyên liệu và kiểm soát chất lượng sản phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ; đồng thời hướng dẫn các cơ sở sản xuất ghi chép nhật ký chăm sóc để có thể truy xuất nguồn gốc khi xảy ra sự cố mất an toàn thực phẩm.

Còn theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) Hoàng Trung, các tỉnh, thành phố cần kiểm soát chặt chẽ các loại vật tư nông nghiệp trên thị trường để giám sát chất lượng nguyên liệu “đầu vào” phục vụ sản xuất. Với những vùng đã được Bộ NN&PTNT quy hoạch sản xuất an toàn, các địa phương tăng cường kiểm tra mẫu đất, mẫu nước và tuyên truyền để nông dân tuân thủ các điều kiện sản xuất an toàn.

Cũng về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, thời gian tới, ngành Nông nghiệp Thủ đô sẽ phối hợp với các địa phương tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp an toàn và cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Cùng với đó là tăng cường lấy mẫu giám sát, cảnh báo nguy cơ về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên diện rộng, phát hiện, truy xuất nguồn gốc và yêu cầu khắc phục triệt để vi phạm...

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Ðức Tiến, để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, việc giám sát, quản lý phải được thực hiện một cách đồng bộ trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị nông sản. Trong đó, người sản xuất, chế biến, kinh doanh cần chủ động xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm, cung cấp thông tin chính xác cho người tiêu dùng. Mặt khác, các địa phương tiếp tục đổi mới phương pháp thanh tra; xây dựng kế hoạch cho từng cuộc thanh tra, biện pháp tổ chức thực hiện...; đồng thời tăng cường thanh tra đột xuất, xử lý kịp thời các vi phạm về chất lượng an toàn thực phẩm.

“Từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhu cầu tiêu thụ nông sản tăng cao, các địa phương cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh để bảo đảm nguồn cung thực phẩm sạch cho thị trường. Qua đó nâng cao vị thế, thương hiệu, năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế”, ông Phùng Đức Tiến yêu cầu.

Báo Hà Nội Mới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Trước diễn biến số người tử vong do bệnh dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh dại trên cả nước đang tăng, các ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dại.

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Gần 3 năm qua, việc phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả. Năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo bình quân của 10 xã đạt 10,41%, vượt mục tiêu kế hoạch năm. Tuy nhiên, để các xã thực sự thoát khỏi vùng “lõi nghèo”, cần có thêm nhiều giải pháp nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm… giúp người dân tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh nhưng tỷ lệ giảm nghèo tại 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Nghị quyết số 20 ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vẫn đạt và vượt kế hoạch.

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với UBND xã Tả Van Chư (huyện Bắc Hà) tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, đốn tỉa tạo tán cho cây lê VH6 theo hướng công nghệ cao với sự tham gia của 30 hộ dân trồng lê ở thôn Lả Gì Thàng của xã.

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Nâng cao kiến thức pháp luật về Luật Lâm nghiệp cho người dân, từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Si Ma Cai đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp, các văn bản của Nhà nước về công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tới Nhân dân.

Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Si Ma Cai: Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm tăng tốc, quyết định đối với việc hoàn thành mục tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn huyện Si Ma Cai, giai đoạn 2021 - 2025. Ngay từ đầu năm, huyện đã phân tích những bất cập, hạn chế, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Sáng 18/3, tại Sa Pa, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Aide et Action (Pháp) tổ chức hội nghị tổng kết, chia sẻ kết quả vận hành Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp" hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp.

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Triển khai trồng rừng thay thế: Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Trồng rừng thay thế là chủ trương rất đúng nhằm trồng bù lại diện tích rừng bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu về môi trường, tỷ lệ che phủ của rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 (net zero).

fb yt zl tw