Người Tày giữ nghề làm thổ cẩm

LCĐT - Men theo giai điệu Khắp Nôm, chúng tôi về Văn Bàn một ngày cuối đông đầy nắng. Bên sườn núi, rặng cúc quỳ nở muộn vàng rực, lẫn trong triền xanh của cây lá là những đốm lửa trạng nguyên thắp đỏ… Nắng chiều dần phai, nhưng bên khung cửi của nghệ nhân Hoàng Thị Quanh, vẫn tiếng “lách cách” đều đặn con thoi đưa sợi qua lại để những vuông vải dài thêm. Thời gian buông chầm chậm trong nếp nhà sàn lá cọ, mặc cho ngoài sân, lác đác những bông hoa đào bật mầm nụ bé xinh nở sớm…

Phụ nữ Tày ở Làng Giàng duy trì nghề dệt vải thêu thổ cẩm.
Phụ nữ Tày ở Làng Giàng duy trì nghề dệt vải thêu thổ cẩm.

Nghệ nhân Hoàng Thị Quanh (xã Làng Giàng) đang lắp cuộn sợi, còn mấy phụ nữ cùng thôn, người thêu thùa hoa văn làm gối, người bật bông kéo sợi, tiếng nói cười vui vẻ, rộn vang cả nếp nhà sàn truyền thống của đồng bào Tày dưới chân núi Gia Lan. Vừa thoăn thoắt bện sợi dây bao dao, nghệ nhân Hoàng Thị Quanh vừa tâm sự: Giờ thế hệ trẻ người Tày ở Văn Bàn ít mặn mà với nghề dệt thêu thổ cẩm, làm đệm bông lau, chăn ga, gối… Chị em chúng tôi luôn trăn trở làm sao để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, truyền lại cho con cháu.

Hơn ai hết, những người đã ở vào tuổi “xưa nay hiếm” như bà Quanh và nhiều phụ nữ Tày ở Văn Bàn luôn đau đáu về việc giữ gìn bản sắc văn hóa đang dần mai một trong đời sống hiện đại. Bởi vậy, dù bận rộn với Câu lạc bộ Khắp Nôm và một số công việc ở xã, nhưng bà Quanh vẫn dành thời gian thêu gối, làm đệm ngồi thủ công, đây cũng là dịp cho con cháu trong nhà nhìn mà học tập.

Chị Hoàng Thị Điệp, thôn Nà Bay, xã Làng Giàng dẫn chúng tôi lên nhà sàn và giới thiệu bộ chăn, đệm, gối, đệm ngồi vẫn còn thơm mùi chàm của con dâu chị mới làm khi về nhà chồng. Chị bảo, dù có thể không nhiều người trẻ biết làm nữa, nhưng trong những bản làng người Tày ở mảnh đất bên dòng suối Chăn thơ mộng vẫn gìn giữ được phong tục khi về nhà chồng, người con gái sẽ làm chăn, đệm, gối, đệm ngồi tặng ông bà, bố mẹ và các anh chị em bên gia đình nhà chồng, đủ mỗi người 1 bộ. Phong tục thể hiện lòng tôn kính, hiếu thuận của con gái khi về nhà chồng, cũng là thể hiện với gia đình mới rằng mình cũng khéo tay, đảm đang…

Để có vải thêu, phụ nữ Tày phải chăm chỉ trồng bông, thu hái, tách bông khỏi hạt, bật bông cho tơi rồi vê bông thành lọn tròn để kéo sợi rồi mới dệt. Còn để thêu thổ cẩm, người Tày dùng sợi chỉ màu tạo nên những hoa văn trên vải. Đưa cho chúng tôi xem chiếc dây bao dao dệt hoa văn thổ cẩm tỉ mẩn, dài chừng 3 sải tay, bà Hoàng Thị Quanh bảo: Nhìn đơn giản vậy thôi, nhưng để dệt xong một chiếc dây bao dao phải mất cả tuần. Con gái Tày thường dệt chiếc dây này tặng người mình yêu thương với lời gửi gắm “Em tặng anh chiếc dây đan/Để anh lên núi Gia Lan chặt vầu”. Vừa nói bà Quanh vừa hát cho chúng tôi nghe bài dân ca bằng tiếng Tày về chiếc dây bao dao.

Cùng với giai điệu Khắp Nôm, những sản phẩm dệt thủ công truyền thống của người Tày giúp “nhận diện” về miền di sản của người Tày ở vùng đất Văn Bàn. Thế nên, hồn quê hương được neo giữ trong từng hoa văn, trong từng sản phẩm, mà ở đó chất chứa yêu thương. Mộc mạc, giản dị nhưng cũng đầy sắc màu độc đáo, làm nên bản sắc riêng thổ cẩm người Tày ở vùng này. Văn hóa là cuộc sống, chính vì vậy, trong những sản phẩm gối, đệm của đồng bào Tày, có thể nhận hình ảnh cách điệu mô phỏng con nhện, cây cỏ bợ, lá cọ và hoa lá trong vườn nhà… rất gần gũi với cuộc sống đời thường.

Đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng hằng ngày, bà Phùng Thị Tưởng, Chủ nhiệm Hợp tác xã thổ cẩm thị trấn Khánh Yên vẫn miệt mài bên khung cửi truyền thống, bên chiếc máy may cũ kỹ, rồi thêu thêu, dệt dệt không ngừng tay. Bởi, với người phụ nữ đã đi gần hết chặng đường của cuộc đời, được làm những sản phẩm truyền thống của dân tộc mình là một niềm vui, cũng là bảo tồn, giữ gìn, truyền lại cho đời sau nghề của cha ông… “Còn sức khỏe trời cho ngày nào, tôi vẫn sẽ làm thổ cẩm, vì đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi”, bà Tưởng chia sẻ.

Không chỉ có vậy, Hợp tác xã thổ cẩm truyền thống của bà Tưởng còn đáp ứng các đơn đặt hàng từ các vùng đồng bào người Tày trong huyện, trong tỉnh và các vùng phụ cận. Những sản phẩm truyền thống của Hợp tác xã còn theo chân gia chủ đến từng nhà, trang trí không gian sống mang màu sắc quê hương, dân tộc mình trong đó.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Tại Quảng trường 10/3, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, UBND thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024), tối 24/4.

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 24/4, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Công ty Cổ phần Phim truyện I, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Điện ảnh Quân đội nhân dân, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống.

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ (MRAH) là một điểm đến văn hóa hấp dẫn tại thủ đô Brussels. Nơi đây không chỉ lưu giữ kho tàng nghệ thuật và lịch sử phong phú của Bỉ mà còn trưng bày các hiện vật từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sức hút “Photo tour”

Sức hút “Photo tour”

Nhân dịp đón tuổi 25, Nguyễn Hoàng Linh (phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) lựa chọn lên vùng cao Y Tý (Bát Xát) tham gia “Photo tour”, ghi lại kỷ niệm đẹp cho bản thân khi bước sang tuổi mới.

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và 5 ngoại ngữ, là một bản anh hùng ca về vị Đại tướng có công lao, cống hiến xuất sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Những độc giả trung thành của sách giấy

Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Sáng 19/4, tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa), Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Thị đoàn Sa Pa tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, với chủ đề “Sách và Khát vọng phát triển”.

fb yt zl tw