Cuộc sống mới ở Séo Phìn Than

LCĐT - Là thôn xa nhất, khó nhất và nghèo nhất của xã Cốc Mỳ (huyện Bát Xát) nhưng 3 năm trở lại đây, Séo Phìn Than đang đổi thay nhờ được đầu tư xây dựng đường giao thông, đường điện và triển khai nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Có điện thắp sáng tiện dụng cho người dân Séo Phìn Than.
Có điện thắp sáng tiện dụng cho người dân Séo Phìn Than.

Trở lại thôn Séo Phìn Than một ngày gần đây, chúng tôi cảm nhận được sự khởi sắc của vùng cao này. Khi thấy chúng tôi vào, chị Vừ Thị Khu vừa với tay bật sáng bóng điện trong nhà để mời khách vào chơi, vừa nói: Điện lưới được kéo về thôn nên nhà nhà có điện thắp sáng, không còn phải hằng tuần xuống chợ huyện mua dầu thắp như trước. Mấy hôm nữa, gia đình tôi sẽ mua nồi cơm điện, ti vi về sử dụng.

Chung niềm vui với gia đình chị Khu, các hộ trong thôn Séo Phìn Than đã có điện thắp sáng khi trạm biến áp của thôn được đóng điện từ tháng 7/2021. Có điện lưới sử dụng chỉ là một trong những niềm vui mới đối với người dân Séo Phìn Than, bởi hiện nay, con đường từ trung tâm xã vào thôn dài 14 km đang được đổ bê tông theo chương trình xây dựng nông thôn mới, nếu thời tiết thuận lợi thì chỉ một thời gian ngắn nữa sẽ hoàn thành.

Trò chuyện với chúng tôi, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Séo Phìn Than là anh Lò A Và cho biết, làm con đường bê tông là niềm mơ ước lớn bấy lâu của người dân địa phương, bởi gần 20 năm qua, vào thôn chỉ là đường đất, khi mưa lũ rất khó đi lại, người dân không thể vận chuyển vật liệu lên xây nhà được. Đường khó dẫn đến việc phát triển kinh tế của người dân cũng bị hạn chế, chủ yếu chỉ tự cung, tự cấp. Vì thế, từ năm 2015 trở về trước, thôn có hơn 40 hộ thì đều là hộ nghèo. Nay đường được đổ bê tông, bà con mừng lắm.

Đường lên Séo Phìn Than đang được đổ bê tông.
Đường lên Séo Phìn Than đang được đổ bê tông.

Ở Séo Phìn Than hôm nay, 100% trẻ được đến lớp học nhờ thôn có 2 điểm trường tiểu học và mầm non. Trong 3 năm qua, từ sự đầu tư của Nhà nước và các nhà hảo tâm quyên góp ủng hộ, các điểm trường đã được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp hơn.

Em Giàng Thị Đua, học sinh lớp 10, Trường THPT số 2 Bát Xát tâm sự: Trước đây, mỗi lần về nhà ở Séo Phìn Than, em phải đi bộ hơn chục cây số, nay có đường rồi, mỗi lần được nghỉ, bố lại đi xe máy xuống đón về.

Cùng với việc làm đường vào thôn, từ năm 2016 đến nay, chính quyền các cấp đã triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế cho người dân trong thôn, nhờ vậy, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, trong đó có 2 hộ khá giả là gia đình Giàng A Lâu và Lò A Páo, đây là 2 hộ mạnh dạn tham gia mô hình nuôi ngựa do huyện hỗ trợ. Năm 2017, mỗi hộ được vay 170 triệu đồng để nuôi ngựa, đến nay đã trả được vốn vay ngân hàng và tiếp tục phát triển đàn. Trong năm 2021, huyện Bát Xát tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ vốn vay đối với các hộ tham gia mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, hiện đã có thêm 6 hộ đăng ký.

100% trẻ ở Séo Phìn Than được đến lớp học.
100% trẻ ở Séo Phìn Than được đến lớp học.

Bên cạnh đó, từ năm 2019, huyện Bát Xát đưa dự án trồng cây dong riềng vào Séo Phìn Than để cung cấp nguyên liệu cho Hợp tác xã miến dong Bản Xèo. Năm 2021, thôn có 28 hộ đăng ký trồng 10 ha. “Cuộc sống người dân ngày càng được cải thiện, thôn có 58 hộ thì chỉ còn 14 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo; trong năm 2021, thôn phấn đấu có thêm 4 hộ thoát nghèo”, anh Lò A Và, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Séo Phìn Than cho biết thêm.

Mặc dù theo chương trình xây dựng thôn nông thôn mới, Séo Phìn Than còn một số tiêu chí chưa đạt, nhưng với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và sự nỗ lực vượt khó của người dân, tin rằng trong thời gian tới, diện mạo của thôn sẽ thêm khởi sắc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Trước diễn biến số người tử vong do bệnh dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh dại trên cả nước đang tăng, các ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dại.

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Gần 3 năm qua, việc phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả. Năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo bình quân của 10 xã đạt 10,41%, vượt mục tiêu kế hoạch năm. Tuy nhiên, để các xã thực sự thoát khỏi vùng “lõi nghèo”, cần có thêm nhiều giải pháp nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm… giúp người dân tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh nhưng tỷ lệ giảm nghèo tại 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Nghị quyết số 20 ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vẫn đạt và vượt kế hoạch.

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với UBND xã Tả Van Chư (huyện Bắc Hà) tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, đốn tỉa tạo tán cho cây lê VH6 theo hướng công nghệ cao với sự tham gia của 30 hộ dân trồng lê ở thôn Lả Gì Thàng của xã.

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Nâng cao kiến thức pháp luật về Luật Lâm nghiệp cho người dân, từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Si Ma Cai đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp, các văn bản của Nhà nước về công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tới Nhân dân.

Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Si Ma Cai: Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm tăng tốc, quyết định đối với việc hoàn thành mục tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn huyện Si Ma Cai, giai đoạn 2021 - 2025. Ngay từ đầu năm, huyện đã phân tích những bất cập, hạn chế, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Sáng 18/3, tại Sa Pa, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Aide et Action (Pháp) tổ chức hội nghị tổng kết, chia sẻ kết quả vận hành Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp" hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp.

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Triển khai trồng rừng thay thế: Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Trồng rừng thay thế là chủ trương rất đúng nhằm trồng bù lại diện tích rừng bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu về môi trường, tỷ lệ che phủ của rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 (net zero).

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hội Báo toàn quốc 2024 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ ngày 15 - 17/3) không chỉ là nơi hội tụ của các đơn vị báo chí mà còn có sự góp mặt của 64 gian hàng sản phẩm đạt chuẩn OCOP đến từ 50 tỉnh, thành phố trên cả nước. Lào Cai đã trưng bày hơn 30 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều khách tham quan.

fb yt zl tw