Tăng tốc tiêm vaccine ngừa Covid-19

Dây chuyền sản xuất vaccine Sputnik V của Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH). Ảnh: VABIOTECH
Dây chuyền sản xuất vaccine Sputnik V của Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH). Ảnh: VABIOTECH

Bộ Y tế cho biết từ nay đến cuối năm 2021, lượng vaccine phòng Covid-19 sẽ về nhiều, cho nên các địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết để tăng tốc tiêm chủng nhằm tăng nhanh diện bao phủ vaccine, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong thời gian sớm nhất. Qua đó tạo điều kiện quan trọng để vừa thích ứng an toàn với dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng và Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, đến hết ngày 10/10, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 87 triệu liều vaccine phòng Covid-19 và đã thực hiện 57 đợt phân bổ với tổng số 81,7 triệu liều vaccine cho các địa phương, riêng bảy ngày gần đây là 21,5 triệu liều. Đến hết ngày 12/10, cả nước đã tiêm được hơn 56,3 triệu liều cho những người từ 18 tuổi trở lên, trong đó có gần 40 triệu người đã tiêm mũi 1 và gần 16,5 triệu người đã tiêm mũi 2. Hiện có tám tỉnh, thành phố đã bao phủ vaccine ít nhất mũi 1 cho hơn 90% số dân từ 18 tuổi trở lên; hai tỉnh bao phủ từ 70% đến 80%; bốn tỉnh đạt 50% đến 70%; 49 địa phương mới bao phủ vaccine mũi 1 cho dưới 50% dân số từ 18 tuổi trở lên…

TP Hồ Chí Minh là địa phương có số lượng vaccine được phân bổ và tỷ lệ người dân được tiêm cao nhất cả nước khi toàn thành phố đã tiêm 12,3 triệu liều với hơn 7 triệu liều là mũi 1 (tương đương 98% số dân từ 18 tuổi trở lên) và 5,3 triệu mũi 2. Bên cạnh việc triển khai tiêm ngay mũi 2 cho những người đến lịch, thành phố cũng tổ chức rà soát, tiêm vét cho những người chưa được tiêm do nhiều lý do (như có bệnh nền, trì hoãn…). Mặt khác, thành phố cũng tập trung kế hoạch tiêm vaccine cho những người ở các tỉnh quay lại làm việc trong những thời gian tới.

Tăng tốc tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 -0

 Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) tiêm vắc-xin cho trường hợp chuyển từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sang.

Nhờ nguồn cung vaccine nhiều, tốc độ tiêm được đẩy nhanh, từ ngày 1 đến 10/10, các địa phương, đơn vị trên cả nước đã tiêm được 11 triệu liều vaccine, công suất trung bình mỗi ngày khoảng 1,1 triệu liều, chiếm 91% số vaccine được phân bổ. Tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố  chiều 11/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các địa phương cần phải đẩy mạnh tốc độ tiêm hơn nữa, nhất là những tỉnh mới sử dụng từ 50% đến 80% số vaccine được phân bổ. Các tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp so với lượng vắc- xin được phân bổ là: Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Trị…

Dự kiến trong thời gian tới lượng vắc-xin sẽ được nhập về nhiều. Do đó để bảo đảm sử dụng vaccine nhanh chóng, hiệu quả, tăng nhanh diện bao phủ để kiểm soát tình hình dịch bệnh trong thời gian sớm nhất, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố coi công tác tiêm vaccine phòng Covid-19 là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Trên tinh thần đó, chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tiếp nhận vắc-xin ngay sau khi được phân bổ và đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên các đối tượng từ 50 tuổi trở lên) bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Thực hiện tăng nhanh độ bao phủ mũi 1 và triển khai tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian. Các địa phương huy động tối đa các lực lượng trên địa bàn tham gia tiêm chủng; chuẩn bị sẵn sàng triển khai tiêm chủng cho các đối tượng khác khi có hướng dẫn của Bộ Y tế; tiếp tục ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong triển khai tiêm chủng. Bộ Y tế nêu rõ, nếu địa phương nào để xảy ra tình trạng chậm tiêm thì Bộ sẽ chủ động điều chuyển vắc-xin cho địa phương khác có tiến độ tiêm chủng nhanh hơn.

Bộ Y tế đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư khẩn trương phân bổ vaccine về kho của các Quân khu, các địa phương phải lên kho của các quân khu này tiếp nhận ngay vaccine khi có thông báo. Nếu năng lực bảo quản, công suất dây chuyền lạnh chưa đáp ứng được, các địa phương phải xây dựng lộ trình cụ thể tiếp nhận vaccine và có cam kết thực hiện lộ trình đó với Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Viện Pasteur các khu vực.

Ngoài các đối tượng đã nêu rõ trong Nghị quyết 21, Nghị quyết 105 của Chính phủ và Quyết định 3355 của Bộ Y tế, Bộ Y tế đề nghị các địa phương ưu tiên tiêm cho những người từ 50 tuổi trở lên; người mắc bệnh nền, người nước ngoài, người lao động làm việc trong doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và nhà máy nhỏ lẻ để nhanh chóng phục hồi sản xuất.

Được biết, Chương trình tiêm chủng quốc gia cũng đang xây dựng tài liệu tập huấn về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em; các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế thảo luận về hình thức triển khai tiêm chủng (ở trường học hay ở địa phương lưu trú) cho trẻ em. Trong thời gian sớm nhất, Bộ Y tế sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi để khi có vắc-xin sẽ triển khai tiêm ngay.

Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Ngày 4/7, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, 230 trung tâm VNVC trên toàn quốc đã triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Sau ngày 1/7/2025 thời điểm chính thức thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, bộ máy chính quyền hai cấp đã nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định. Một trong những lĩnh vực được người dân đặc biệt quan tâm là quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT). Thực tế tại các cơ sở y tế cho thấy, công tác KCB diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn, người dân hoàn toàn yên tâm khi đến khám, chữa bệnh bằng BHYT.

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) sẽ có 40 đơn vị y tế công lập và 5 đơn vị y tế tư nhân. Trong đó, có 4 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố đã được đổi tên thành bệnh viện đa khoa khu vực; Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện được đổi tên và chuyển nguyên trạng về trực thuộc Sở Y tế. 

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Thông tin từ Sở Y tế Lào Cai, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, ngành y tế và bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phối hợp triển khai những hoạt động cần thiết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

Hành trình yêu thương không giới hạn

Hành trình yêu thương không giới hạn

Có những đứa trẻ không thể gọi mẹ bằng tiếng “mẹ” đầu đời. Có những ánh mắt ngơ ngác không phản hồi lại vòng tay yêu thương… Đó là nỗi niềm của các gia đình có con mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ - hành trình của nước mắt, hy vọng và tình yêu không điều kiện.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

fb yt zl tw